Chủ Nhật | 17/06/2012 15:03

Chân dung người phụ nữ làm nên cuộc cách mạng dân chủ Myanmar

Trong nhiều thập kỷ, San Suu Kyi đã trở thành biểu tượng của đấu tranh bất bạo động tại Myanmar với 15 năm bị quản thúc và giải Nobel Hòa bình.
Chân dung người phụ nữ làm nên lịch sử dân chủ Myanmar

Bà San Suu Kyi sinh năm 1945 tại thủ đô Rangun của Myanmar, là con gái út của anh hùng quân dân tộc Aung San, người sáng lập nên quân đội Myanmar và lãnh đạo cuộc kháng chiến chống đế quốc Anh giành độc lập cho đất nước.

Năm 1960 mẹ bà được cử đi làm đại sứ tại Ấn Độ, Suu Kyi theo mẹ qua New Delhi học trung học. Năm 1964 Suu Kyi qua Anh học ở đại học Oxford và nhận bằng cử nhân về chính trị học và kinh tế học năm 1967.

Quan hệ của Myanmar với quốc tế, đặc biệt là các nước phương Tây, rơi vào tình trạng căng thẳng cao độ sau cuộc đàn áp năm 1988. Mỹ liên tiếp tuyên bố các biện pháp trừng phạt rộng lớn với Myanmar và vì từ chối thừa nhận các kết quả cuộc bầu cử Quốc hội Nhân dân năm 1990 của chính quyền quân sự.

Liên minh châu Âu (EU) cũng áp đặt lệnh cấm vận lên Myanmar, gồm cả cấm vận vũ khí, ngừng ưu tiên thương mại và hoãn toàn bộ viện trợ ngoại trừ viện trợ nhân đạo. Những biện pháp cấm vận của Mỹ và EU nhằm phản đối chính phủ quân sự, đồng thời lên tiếng ủng hộ phong trào dân chủ Myanma, khiến đa số các công ty Mỹ và châu Âu phải rời khỏi nước này.

Bà San Suu Kyi, khi đó vừa trở về Myanmar đã quyết định tham gia phong trào biểu tình để giành lại dân chủ cho người dân.

Ngày 24/9, bà Suu Kyi đứng ra thành lập đảng Liên minh Quốc gia Dân chủ (NLD) và được bầu làm tổng thư ký. Chủ trương của đảng là tranh đấu bất bạo động. Mặc dù bị cấm, Suu Kyi vẫn đi khắp nơi để phát động phong trào đấu tranh cho tự do và dân chủ.

Tháng 2/1989, bà bị Hội đồng Quốc gia Vãn hồi Trật tự và Luật pháp (SLORC) quản thúc tại gia mà không cần quyết định của tòa án. Tháng 5/1990, đảng NLD của bà  thắng lớn trong cuộc bầu cử quốc hội với 82% số phiếu ủng hộ. Tuy nhiên, SLORC không công nhận kết quả cuộc bầu cử.

Tháng 10/1990, bà Suu Kyi được giải Nhân Quyền Rafto và một năm sau, bà chính thức được nhận giải Nobel Hoà bình. Tuy nhiên, bà đã từ chối đi nhận giải vì sợ không được quay trở về Myanmar. Trong 24 năm, bà Suu Kyi phần lớn sống trong cảnh bị quản thúc tại gia tại Myanmar. Bà được tự do vào cuối năm 2010

Bà Suu Kyi chủ trương đối thoại để giành lại dân chủ và luôn luôn tỏ thiện chí sẵn sàng hợp tác với chính quyền quân phiệt. Tháng 7/1995, sau 6 năm giam lỏng, bà được trả tự do. Nhân dịp này, bà Suu Kyi tìm cách cải tổ lại đảng NLD và tiếp tục diễn thuyết khắp trong và ngoài nước nhằm tìm kiếm sự ủng hộ của giới chính trị đối với nền dân chủ Myanmar.

Những nỗ lực không mệt mỏi cùng phương thức xây dựng dân chủ thông qua đối thoại bất bạo động của Bà Suu Kyi khiến nhiều người ví bà như Gandhi của Myanmar. Bà cũng nhận được nhiều giải thưởng danh giá của nhiều tổ chức quốc tế.

Những nỗ lực không mệt mỏi của bà Suu Kyi đã được đền đáp xứng đáng khi Chính phủ Myanmar cho tổ chức cuộc bầu cử dân chủ lịch sử vào ngày 1/4 năm nay. Đảng NLD đã giành thắng lợi lớn trong cuộc bầu cử này và bà Suu Kyi chính thức trở thành Nghị sĩ trong quốc hội Myanmar, đánh dấu một bước ngoặt mới cho tiến trình dân chủ của Myanmar.

Với những tiến bộ đạt được trong quá trình thực hiện dân chủ, Mỹ cùng nhiều nước và tổ chức trên thế giới đã tuyên bố dỡ bỏ các biện pháp cấm vận và trừng phạt Myanmar. Các doanh nghiệp quốc tế cũng làn lượt quay trở lại đầu tư vào Mỹ

Chuyến công du lịch sử châu Âu sau 24 năm

Hôm 13/6, bà San Suu Kyi rời Myanmar trong chuyến công du đầu tiên của bà tới Châu Âu kể từ năm 1988 để chính thức nhận giải Nobel Hòa bình và bằng tiến sĩ danh dự tại Đại học Oxford.

Trong chuyến công du hơn hai tuần này, bà Suu Kyi sẽ thăm Thụy Sĩ, Na Uy, Anh, Pháp, Ireland và dự kiến sẽ có bài phát biểu tại thủ đô Oslo khi nhận giải Nobel Hòa bình năm 1991. Chuyến đi được xem như lời cảm ơn đối với các chính phủ và tổ chức đã ủng hộ cuộc đấu tranh ôn hòa của bà Suu Kyi, chống lại chế độ quân phiệt ở Myanmar.

Trong chặng dừng chân đầu tiên ở Geneva, bà Suu Kyi đã có buổi diễn thuyết trong hội nghị thường niên của Tổ Chức Lao Ðộng Quốc Tế (ILC), cơ quan từng mở chiến dịch chống lại nạn nô lệ và bóc lột sức lao động trẻ em ở Myanmar. Đáp lại lời kêu gọi của bà, ILC quyết định gỡ bỏ quy định cấm Myanmar tham gia vào hoạt động của tổ chức, được áp dụng từ năm 1999.

Ngoài bài phát biểu nhận giải Nobel ở Oslo (Na Uy), dự kiến bà sẽ phát biểu trước Quốc hội Anh và nhận giải nhân quyền của Tổ chức Ân xá quốc tế tại Dublin, do ngôi sao nhạc rock Bono trao.

Những bài phát biểu của bà Suu Kyi tại châu Âu đã nhận được sự quan tâm của chính phủ các nước và doanh nghiệp.

Bà Suu Kyi dự kiến quay trở lại Myanmar vào cuối tháng này để kịp tham dự phiên họp quốc hội vào ngày 4/7 để xem xét các luật lệ quan trọng gồm cả luật về quản lý truyền thông và đầu tư nước ngoài của Myanmar.

Nguồn Tổng hợp


Sự kiện