Chủ Nhật | 14/04/2013 14:32

Cây ôliu có thể cứu Nam Âu khỏi khủng hoảng kinh tế?

Một nền nông nghiệp hướng về xuất khẩu mang đầy tham vọng liệu có giải thoát cho các nền kinh tế phụ thuộc vào chính sách thắt lưng buộc bụng.
Mùa thu hoạch Olive - Tranh của John DyerMùa thu hoạch Olive - Tranh của John Dyer
Mùa thu hoạch Olive - Tranh của John Dyer.

Sở hữu mức sản lượng dầu ô liu gần như độc quyền nhưng liệu cây ô liu có thể cứu các nước Nam Âu này thoát khỏi khủng hoảng?

Câu hỏi đặt ra có đôi chút phóng đại, nhưng một nền nông nghiệp hướng về xuất khẩu mang đầy tham vọng sẽ giải thoát cho các nền kinh tế phụ thuộc vào chính sách thắt lưng buộc bụng, nơi mà cơ hội phát triển ngày một khó tìm kiếm.

Phát triển nông nghiệp để thoát khủng hoàng không phải câu chuyện xa vời. Bằng chứng rõ ràng nhất là sự thành công đến từ đất nước của các vị thần. Mấy năm qua, Hy Lạp đã chuyển đổi thành công sang phát triển trồng cây hạt dẻ và người dân Hy Lạp đang tiếp tục yêu mến loài cây của họ.

Cơ sở niềm tin dành cho cây ô liu

 Cây olive liệu có thể dẫn lối cho sự thịnh vượng quay trở lại với Địa Trung Hải?
Cây olive liệu có thể dẫn lối cho sự thịnh vượng quay trở lại với Địa Trung Hải?

Theo kết quả nghiên cứu mới công bố ngày 12/4 của bộ phận các nhà phân tích kinh doanh hàng nông nghiệp của ngân hàng Hà Lan Rabobank, “nhu cầu về dầu ô liu ở các thị trường mới nổi tăng trưởng đều đặn ở mức 13%/năm kể từ năm 2007 đến nay”. Họ cũng hy vọng rằng nhịp độ tăng trưởng 2 con số như vậy sẽ duy trì trong ít nhất 5 năm tới.

Đương nhiên các quốc gia ở khu vực Địa Trung Hải là những nước đầu tiên được hưởng lợi từ nhu cầu cao và sự “thèm ăn” của người dân Trung Quốc, Brasil và Nga đối với loại quả cho dầu này. Điều thú vị là 3 nước thuộc khu vực đồng tiền chung euro đang gặp khó khăn gồm có Tây Ban Nha, Hy Lạp và Italia, lại là những nước chiếm mức sản lượng gần như độc quyền đối với loại hàng hóa này.

Nhu cầu dầu ôliu của thị trường mới nổi tăng đều đặn 13% mỗi năm, theo Rabobank.
Nhu cầu dầu ôliu của thị trường mới nổi tăng đều đặn 13% mỗi năm, theo Rabobank.
Theo báo cáo hàng tháng mới nhất từ Hội đồng Dầu quốc tế, 75% sản lượng dầu ô liu của thế giới đến từ EU. Trong đó, Tây Ban Nha là nước đứng đầu về sản xuất dầu ô liu, chiếm hơn một nửa sản lượng trên toàn thế giới.

Vụ thu hoạch 2011-2012 là lần thứ 3 liên tiếp Tây Ban Nha về nhất và nắm giữ mức sản lượng kỷ lục 1,6 triệu tấn. Trong khi Italia đặt kế hoạch khoảng 400.000 tấn và Hy Lạp là 300.000 tấn. Tổng sản lượng dầu ô liu của EU dự kiến sẽ tăng 9% lên 2,4 triệu tấn.

Đáp lại sức sản xuất, lượng gia tăng tiêu thụ mặt hàng này năm 2012 cũng đạt con số kỷ lục trong lịch sử với 3,1 triệu tấn. Trên thực tế, Bồ Đào Nha, Italia, Anh, Pháp là các nước tiêu dùng phần lớn lượng sản xuất của vùng Địa Trung Hải nhưng cũng phải tính đến Mỹ và các nền kinh tế mới nổi.

Trung Quốc luôn là nhà nhập khẩu dầu ô liu lớn nhất của EU với hơn 91% sản lượng. Cùng với sự gia tăng nhân khẩu, bữa ăn cũng trở nên lớn hơn. Năm 2012, Trung Quốc nhập khẩu 45.000 tấn, Brasil nhập khẩu 71.000 tấn dầu ô liu tương đương tỷ lệ tăng lần lượt 38% và 9%.
Trung Quốc là nhà nhập khẩu dầu ô liu lớn nhất đối với EU, với lượng nhập khẩu không ngừng tăng từ năm 1998 đến nay (nguồn: International Oil Council).
Trung Quốc là nhà nhập khẩu dầu ô liu lớn nhất đối với EU, với lượng nhập khẩu không ngừng tăng từ năm 1998 đến nay (nguồn: International Oil Council).
Dầu ô liu – một ngành sản xuất mong manh

Như mỗi chiếc huân chương luôn có một mặt khác của nó. Cây ô liu là một loại cây nhỏ, mong manh như ngành công nghiệp sản xuất dầu ô liu ở châu Âu. Lĩnh vực này bị suy giảm lợi nhuận đáng kể, chủ yếu do giá thấp, kết quả của tình trạng dư thừa cung.

Giá dầu ô liu bắt đầu lao dốc kể từ tháng 5/2010 và cho đến nay vẫn đang vất vả tìm lại sự hồi phục (nguồn: International Oil Council).
Giá dầu ô liu bắt đầu lao dốc kể từ tháng 5/2010 và cho đến nay vẫn đang vất vả tìm lại sự hồi phục (nguồn: International Oil Council).

Ủy ban châu Âu (EC) cũng hướng tới việc tái cơ cấu lĩnh vực này thông qua các khoản đầu tư chung. Kế hoạch hành động của các nhà lãnh đạo tại Brussels cũng nhằm mục đích giải quyết tình trạng hàng giả, hàng nhái và vấn đề cạnh tranh với các nước thuộc “thế giới thứ 3”, đặc biệt là Thổ Nhĩ Kỳ, Tunisia và Ma-rốc.

Người dân Tây Ban Nha cũng đề xuất 2 điều kiện tiên quyết trước mắt để phát triển ngành sản xuất dầu ô liu đang đứng trước thách thức này.

Trước tiên, cần phải cải thiện các đồn điền đã bạc màu sau 3 lần liên tiếp sản lượng đạt kỷ lục của Tây Ban Nha lại phải chịu đựng việc thiếu mưa trong mùa đông và sương giá nghiêm trọng trong tháng 2 vừa rồi. Điều thứ hai không thể bỏ qua là sự phục hồi giá bán, để làm sống lại 300 ngôi làng và 200.000 người lao động ở vùng trồng trọt và sản xuất dầu ô liu nổi tiếng bậc nhất của Tây Ban Nha, mang tên Andalucia.

Nguồn Dân Việt


Sự kiện