Thứ Hai | 10/06/2013 18:48

Câu chuyện tăng trưởng kinh tế Myanmar: Tìm lại hào quang

Ít ai biết rằng nền kinh tế kém phát triển nhất Đông Nam Á đã từng là đầu tàu kinh tế châu Á, Myanmar đang tìm kiếm ánh hào quang xưa.
Myanmar từng là đầu tàu kinh tế châu Á trong những năm 1960, với GDP bình quân đầu người 670 USD, cao gấp 3 lần Indonesia, gấp 2 lần Thái Lan và chỉ xếp sau Philippines.

Tuy nhiên, sự bất ổn chính trị sau đó kéo theo việc kinh tế Myanmar bị liệt vào nhóm nước kém phát triển nhất năm 1987. Từ năm 1992, khi Thống tướng Than Shwe lên lãnh đạo quốc gia, những cải cách kinh tế dưới thời chính phủ này đã thu được một số kết quả nhất định. Tăng trưởng GDP từ 1989 đến 1996 dần được cải thiện.

Nói về câu chuyện tăng trưởng của Myanmar, không thể bỏ qua “kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm (1996- 2001)”, trong giai đoạn này GDP của Myanmar tăng trưởng trung bình 6% năm.

Ngay sau đó, chính phủ đưa ra “kế hoạch phát triển kinh tế 10 năm (2001-2011)” với mức tăng trưởng GDP trung bình 12,2% /năm.

Từ năm 2011 đến nay, tốc độ tăng trưởng của Myanmar về dần mức ổn định. GDP năm 2012 của Myanmar là 5,5% và năm 2013 ước đạt 6,3% (theo Ngân hàng Phát triển châu Á-ADB).

Tăng trưởng thần kỳ giai đoạn 2001-2010 - phép lạ hay chỉ là thống kê lỗi thời?
Nếu chỉ nhìn vào số liệu, có thể thấy Myanmar đã tạo bước nhảy vọt trong giai đoạn 2001-2010, khi tăng trưởng trung bình lên tới 12,2%, theo công bố của chính phủ nước này. Tuy nhiên, số liệu thống kê từ Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) lại cho thấy, thực tế GDP giai đoạn này của Myanmar chỉ tăng trung bình 4,7%.

Giải thích cho sự chênh lệch lớn giữa 2 số liệu kinh tế trên, các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng, nguyên nhân chủ yếu đến từ phương pháp thống kê của chính phủ Myanmar đã lỗi thời. Họ sử dụng Myint, một phương pháp thổi phồng năng lực sản xuất thực sự của quốc gia.

Nguyên nhân thứ 2, thường được viện dẫn hơn, chính là do giá cả tăng quá nhanh trong giai đoạn này. Hệ quả tất yếu, tăng trưởng cao nhưng chỉ là biến danh nghĩa.
Myanmar từng đối mặt với lạm phát 2 con số trong giai đoạn tăng trưởng cao (2001-2010). (Nguồn: ADB).
Myanmar từng đối mặt với lạm phát 2 con số trong giai đoạn tăng trưởng cao (2001-2010).
(Nguồn: ADB).

Tỷ lệ lạm phát lên tới 2 con số trong giai đoạn này khiến cho tốc độ tăng GDP không có mấy ý nghĩa đối với kinh tế Myanmar, trái lại, làm bộc lộ nhiều yếu kém trong tổng thể nền kinh tế vĩ mô.

Hai rào cản lớn nhất đối với sự phát triển của Myanmar trong suốt những năm qua chính là lệnh cấm vận của các cường quốc như Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và tỷ lệ đầu tư thấp. Trong suốt giai đoạn 2001-2010, Myanmar chỉ có tỷ lệ đầu tư trung bình 14,2% GDP, thấp nhất trong số các quốc gia Đông Nam Á.

GDP của Myanmar hiện mới chỉ bằng 0,2% GDP của châu Á và bằng GDP của các thành phố như New Delhi và Johannesburg. Myanmar hiện vẫn đang là quốc gia nghèo nhất trong khu vực Đông Nam Á, một nền kinh tế còi cọc sau một thập kỷ chịu đựng các biện pháp trừng phạt của quốc tế và sự kiểm soát nhập khẩu chặt chẽ của chính quyền quân sự trước đây.
Nền kinh tế ngầm - ma túy

Dù phương pháp thống kê GDP nào, cũng không thể ước lượng được giá trị của nền kinh tế ngầm. Trong khi vấn đề đặc biệt nghiêm trọng Myanmar – một trong ba đỉnh nằm trong “Tam giác vàng”. Myanmar là đầu mối xuất khẩu ma túy lớn nhất sang Thái Lan, dọc theo sông Ayeyarwady.

Myanmar cũng là nước sản xuất thuốc phiện lớn thứ 2 thế giới, chiếm 8% tổng lượng sản xuất ma túy toàn cầu.

Cánh đồng trồng cây thuốc phiện trong bang Shan tại Myanmar.

Quy mô và giá trị nền kinh tế ngầm của Myanmar chắc chắn rấtlớn, không những đe dọa sự phát triển bền vững trong nền kinh tế thực mà chínhphủ Myanmar đang nỗ lực thực hiện. Hệ trọng hơn, phát triển kinh tế sẽ khôngcòn ý nghĩa nếu vấn nạn xã hội không được chính phủ giải quyết mạnh tay, lâu dầnsẽ trở thành hình ảnh truyền thống không mấy “tự hào” của một đất nước, một dântộc.

Triển vọng tăng trưởng đến năm 2030

Với tốc độ tăng trưởngtương đối cao trong khu vực và kiểm soát tốt lạm phát (dưới 1 con số trong vàinăm gần đây), triển vọng kinh tế Myanmar được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)dự báo sẽ đạt mức tăng trưởng GDP trung bình 7-8%/năm. Đến năm 2030, GDP bìnhquân đầu người sẽ đạt 2000-3000 USD/người/năm, gấp 3 lần giá trị hiện tại vàđưa Myanmar lọt vào nhóm nước có thu nhập trung bình.

Cùng chung nhận định lạc quan về kinh tế Myanmar, kết quả nghiên cứu mới đây của Viện nghiên cứu toàn cầu McKinsey-MGI (trụ sở tại Mỹ) ước tính đến năm 2030, quy mô kinh tế của Myanmar có thể đạt 200 tỷ USD, cao gấp 4 lần so với mức 45 tỷ USD của năm 2010.Theo đó, báo cáo chỉ rõ tiềm năng tăng trưởng của Myanmar chủ yếu dựa vào 4 lĩnh vực chính là: năng lượng và khai thác mỏ, nông nghiệp, sản xuất và cơ sở hạ tầng. Trong đó, sản xuất vẫn được coi là lĩnh vực trọng tâm nhất của Myanmar.Với chi phí lao động thấp, Myanmar hiện được coi là điểm đến hấp dẫn của rất nhiều nhà đầu tư trên thế giới. Dữ liệu của MGI cho thấy năm 2010, sản xuất của Myanmar đạt 9,8 tỷ USD, chiếm 21,7% GDP. Dự kiến vào năm 2030, sản xuất của Myanmar sẽ tăng lên 69,4 tỷ USD, tương đương 34,7% tổng GDP.Ngoài ra, báo cáo của MGI cũng chỉ ra rằng, với mức thu nhập ngày càng tăng, Myanmar có tiềm năng lớn trong việc thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng tại quốc gia có khoảng 60 triệu người dân này. “Khi số lượng người tiêu dùng có thu nhập tăng từ 2,5 triệu USD lên mức 19 triệu USD vào năm 2030 thì chi tiêu tiêu tùng có thể tăng gấp 3 lần từ 35 tỷ USD lên 100 tỷ USD”, Heang Chhor, chuyên gia nghiên cứu của MGI phân tích.Bên cạnh đó, các chuyên gia nghiên cứu của MGI cũng đánh giá cao tiềm năng phát triển kinh tế của quốc gia đang trong thời kỳ mở cửa lại này với khả năng tạo thêm 10 triệu việc làm và đạt được mục tiêu giảm nghèo cho khoảng 18 triệu người.Tuy nhiên, sự thành công trong tương lai của Myanmar phụ thuộc rất lớn vào việc duy trì ổn định chính trị và tiếp tục cải cách kinh tế của chính phủ nước này.

Nguồn Dân Việt


Sự kiện