Thứ Sáu | 28/06/2013 09:10

Câu chuyện Minsheng Bank và lý do Trung Quốc trừng phạt các ngân hàng

Các ngân hàng Trung Quốc đang phải nhận một bài học đích đáng khi họ tiếp tục theo đuổi các thủ thuật cho vay rủi ro.
Nhìn vào số liệu huy động và cấp vốn của ngân hàng tầm trung của Trung Quốc Minsheng với vốn hóa 36 tỷ USD có thể hiểu tại sao ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) hành xử nghiêm khắc với các ngân hàng thời gian gần đây.

PBOC từ chối bơm tiền vào thị trường tiền tệ khiến lãi suất cho vay liên ngân hàng tăng vọt. Các ngân hàng thông thường chỉ phải trả 3% lãi suất vay liên ngân hàng thì bỗng chốc có lúc phải chịu lãi suất lên tới 25%. Động thái này có thể coi là một thông điệp xót xa cho các ngân hàng vốn phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn cho vay ngắn hạn.
Minsheng tăng gần gấp đôi công cụ đầu tư lợi suất cao

Sản phẩm đầu tư cho lợi suất cao hay còn gọi là “sản phẩm quản lý tài sản” (WMP) mà Minsheng bán ra tăng gần gấp đôi. Tình hình vay nợ của Minsheng khiến giới phân tích lo ngại và nó cho thấy một nghiệp vụ của ngân hàng mà PBOC đang cố gắng ngăn chặn.

"Mô hình kinh doanh vay nợ của họ (Minsheng) những năm gần đây với các giao dịch liên ngân hàng đã đến hồi kết”, Citigroup nhận định trong một nghiên cứu về Minsheng.

Số liệu cho vay của Minsheng cho thấy họ cần thu hồi ước tính tới 40% khoản cho vay để đáp ứng nhu cầu tiền mặt ngắn hạn. Tỷ lệ này là quá cao so với tỷ lệ 0% của một số ngân hàng lớn Trung Quốc. Nhà đầu tư đã nhanh chóng trừng phạt Minsheng khiến cổ phiếu của ngân hàng này giảm tới 16,7%, và vốn hóa thị trường mất hơi tới 6 tỷ USD.

Về phần mình, Minsheng cho rằng, lãi suất cho vay liên ngân hàng Thượng Hải (Shibor) tăng cũng không làm gián đoạn hoạt động của họ và họ tin chắc vào khả năng kiểm soát rủi ro tín dụng ngay cả khi kinh tế suy giảm.
Minsheng là ngân hàng lớn thứ 9 Trung Quốc theo giá trị tài sản và là ngân hàng tư nhân duy nhất trong nhóm 10 ngân hàng thương mại lớn nhất của nước này. Minsheng bắt đầu niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hong Kong vào năm 2009 thời điểm khi Trung Quốc buộc các ngân hàng bơm vốn ra thị trường nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng do khủng hoảng tài chính toàn cầu. Chính sách đó đẩy lạ phát tăng cao buộc các ngân hàng thắt chặt cung tiền bắt đầu tư khoảng 2010.

Minsheng là một trong hàng nghìn ngân hàng vừa và nhỏ ở Trung Quốc đang ra sức cho vay đối với vố số doanh nghiệp trong nước. Để cung cấp các khoản vay này, các ngân hàng tìm đủ cách huy động vốn từ việc huy động tiền gửi của khách hàng đến vay mượn ngân hàng khác, phát hành trái phiếu hành cổ phiếu.

Tính đến cuối 2012, tổng vốn vay liên ngân hàng kỳ hạn dưới 1 năm của Minsheng lên tới 29% tổng nợ không tính cổ phiếu, cao nhất trong số các ngân hàng Trung Quốc theo khảo sát của hãng nghiên cứu Bernstein. Nói cách khác, gần 1/3 tiền huy động của Minsheng là dựa vào vay ngắn hạn từ các ngân hàng khác, vừa tiềm ẩn nhiều rủi ro, vừa đắt đỏ.
Nghiệp vụ reverse repo

Vài năm trở lại đây, Minsheng bắt đầu sử dụng các phương thức cho vay nhằm tăng lợi nhuận cho họ, trong đó lạm dụng công cụ được gọi là hợp đồng mua lại đảo ngược (reverse repo) cho phép một ngân hàng che giấu khoản tiền cho vay rủi ro. Cụ thể, nghiệp vụ này cho phép ngân hàng cho một doanh nghiệp vay, doanh nghiệp sẽ phát hành một hối phiếu chiết khấu làm tài sản bảo đảm thoogn qua một ngân hàng thứ 3.

Khi đó, rủi ro của ngân hàng là với ngân hàng đảm bảo kia chứ không phải với người đi vay nên ngân hàng coi đó là giao dịch liên ngân hàng với rủi ro 20-25% thay vì 100% so với cho vay trực tiếp. Giảm hệ số rủi ro có ý nghĩa quan trọng với các ngân hàng bởi chỉ các khoản vay với hệ số rủi ro 100% mới tính vào giới hạn tỷ lệ cho vay trên tiền gửi là 75%. Như vậy, với nghiệp vụ reverse repo có thể ngầm cho vay vượt mức quy định.

Minsheng tăng sử dụng công cụ này lên 376% năm 2012 và các khoản cho vay dạng này chiếm tới 23% tài sản của họ, cao thứ 2 trong số các ngân hàng được Barclays khảo sát ở Trung Quốc.

Nghiệp vụ cho vay reverse repo tuy hợp pháp nhưng giới điều tiết ngân hàng Trung Quốc đang ra sức ngăn chặn hoạt động này để hạn chế rủi ro cho hệ thống ngân hàng và tình trạng tăng trưởng tín dụng quá mức.

Nguồn Reuters/Dân Việt


Sự kiện