Cạnh tranh thương mại toàn cầu đã sang trang mới
Theo các số liệu mới nhất từ Ngân hàng Thế giới (World Bank - WB), giá trị xuất khẩu từ các nước đang phát triển tới các nước đang phát triển khác (thương mại "Nam-Nam") hiện đã vượt qua xuất khẩu từ các nước nghèo sang các nước giàu (thương mại "Nam-Bắc").
|
Sự thay đổi này không phải là điều bất ngờ. Các nước đang phát triển tăng vai trò của mình trong tất cả mọi chuyện - sản lượng hàng hóa thế giới, các khoản vay ngân hàng. Thị phần của các nước này trong thương mại toàn cầu đã tăng gấp đôi, từ 16% năm 1991 lên 32% năm 2011, trung bình mỗi năm tăng 0,8 điểm %. Suy thoái kinh tế toàn cầu đã đẩy nhanh mọi thứ. Kể từ năm 2008, tốc độ tăng trưởng tăng gấp đôi, với 1,5 điểm % một năm.
Thay đổi ấn tượng nhất gần đây là tại Trung Quốc. Xuất khẩu của Nhật Bản tới Trung Quốc giảm 12% trong năm tính tới hết tháng 10, ngay cả khi Trung Quốc tiếp tục hút hàng hóa nhập khẩu bởi căng thẳng ngoại giao giữa hai nước. Tuy nhiên, điều đó đại diện cho sự thay đổi rộng lớn hơn khi các nền kinh tế giàu có vấp ngã, các nền kinh tế thu nhập trung bình giành thêm thị trường xuất khẩu của họ. Khi các nước thu nhập trung bình tiến lên trong chuỗi, các nước nghèo có nhiều không gian để sản xuất hàng hóa chi phí thấp hơn.
Nhắc tới sự tách biệt, các nước đang phát triển vẫn phụ thuộc vào sức khỏe kinh tế của các nước giàu. Thương mại của các nước đang phát triển chịu ảnh hưởng nặng nề bởi khủng hoảng khu vực đồng euro: nhập khẩu của họ giảm 6% theo năm trong quý 2 năm 2012, giai đoạn khu vực đồng euro suy giảm mạnh mẽ nhất. Họ có vẻ phụ thuộc vào phía Bắc, nhưng phía Bắc cũng phụ thuộc vào họ. Kể từ năm 2001, thương mại giữa các nước công nghiệp tăng chỉ 7%/năm và thấp hơn 15% mức đỉnh từng đạt được trong năm 2008. Xuất khẩu từ các nước giàu sang các nước nghèo tăng nhanh hơn, với 11%/năm từ năm 2001, và chỉ thấp hơn mức đỉnh. Không chỉ phương Nam quan trọng hơn với các nước nghèo, điều này còn quan trọng hơn với cả các nước giàu.
Nguồn Khampha/Economist