Thứ Hai | 21/05/2012 13:48

Canh bạc của ECB với ngân hàng Hy Lạp

Bơm thêm tiền để đảm bảo với người dân các ngân hàng vẫn đủ tiền mặt có thể càng thúc đẩy dòng tiền rút ra thay vì kìm hãm nó.

Thời hạn Hy Lạp rút khỏi khuvực đồng tiền chung Euro đang ngắn lại từng ngày. Kết quả bị bỏ lửng của đợtbầu cử lần nhất vào ngày 6 tháng 5 đã dẫn tới sự thành lập chính phủ tạm quyềnvà dự kiến một cuộc bầu cử lại sẽ được thực hiện vào giữa tháng 6.

Một kết quả bầu cử có thể làphát súng báo hiệu sự rời bỏ đồng Euro của Hy Lạp, đòn phản pháo trước cácchương trình thắt chặt kinh tế của nước này.

Những ngày gần đây, người ta nói nhiều về xuhướng rút vốn ồ ạt khỏi các ngân hàng, chuyển tiền ra nước ngoài hay đổ xô đimua công trái, cổ phiếu và những hình thức tài sản khác.

Hệ thống ngân hàng Hy Lạp đã thất thoát gần1/3 tổng giá trị tiền gửi trong vòng hai năm qua, và người ta còn lo ngại rằngtình trạng rò gỉ tiền mặt này đang trở nên ngày càng nghiêm trọng.

Thủ tướng Hy Lạp - ông Karolos Papoulias phátbiểu vào ngày 14 tháng 5 rằng ông đã được ngân hàng Trung ương cảnh báo về việcngười gửi tiền đã rút khoảng 700 triệu euro (tương đương 894 triệu dola Mỹ)khỏi các ngân hàng tại Hy Lạp.

Trong nhiều tuần tới các con số chính xác sẽvẫn chưa được công bố, tuy nhiên các ngân hàng cho hay lượng tiền rút ra phảilên tới 1.2 tỷ euro tính từ ngày 14 và liên tiếp các ngày sau đó. Họ cũng chobiết dòng tiền xuất ra đã tiếp diễn trong suốt tuần vừa qua song với tốc độchậm hơn.

Một chủ ngân hàng nói: “Phần lớn tiền mặt đềuđã xuất ra. Giờ chúng tôi phải đối phó với tình trạng rút tiền ồ ạt của nhiềukhách hàng, những người chẳng hiểu gì tình hình và cứ nhặng xị lên vì nhữngthông tin nghe được trong bản tin thời sự buổi tối.”

Đáng lo ngại hơn vẫn là khả năng tình trạngrút tiền hàng loạt này sẽ lây lan sang nhiều quốc gia khủng hoảng trong khu vựceurozone khác như Bồ Đào Nha hay Tây Ban Nha.

Một chủ ngân hàng phát biểu: “Điển hình củatình trạng rút vốn ngân hàng là nó diễn ra nhỏ giọt lúc đầu và rồi tuôn ào ạtsau đó. Thực chất mối quan ngại chính là nguy cơ “vỡ đập”, bắt đầu từ Hy Lạprồi tới những nơi khác”.

Hiện tại, nhiều hộ gia đình tại các quốc giavẫn yên trí để tiền trong ngân hàng, song các công ty lớn lại đang vội vã rúttiền khỏi các ngân hàng nhỏ và các quốc gia với kinh tế thấp.

Tại Anh, người ta đưa tin về việc nhiều hộiđồng địa phương chuyển tiền khỏi ngân hàng Santader (Tây Ban Nha) chi nhánh Anhquốc, mặc cho đây là một ngân hàng được cấp vốn và quản lý tại địa phương.

Với tình trạng chính trị lấp lửng sẽ còn tiếpdiễn trong vòng 4 tuần tới tại Hy Lạp, nhiệm vụ ngắn hạn của chính phủ này làphải nỗ lực dập tắt làn sóng chạy ngân hàng trước cuộc trưng cầu dân ý.

Các nhà chức trách có thể phục hồi tín nhiệmcủa mình bằng việc nhanh chóng bơm khoảng 48 tỷ euro vốn mới vào các ngân hàngHy Lạp.

Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) - vốn đãngừng thực hiện một số chính sách tiền tệ với các ngân hàng Hy Lạp trong tuầnnày với lý do chúng chưa được tái cơ cấu vốn - có thể trấn an những người gửitiền bằng việc chỉ cho họ thấy năng lực thanh toán bằng tiền mặt dư giả.

Dù vậy, đây vẫn là một canh bạc: Đảm bảo vớikhách hàng rằng các ngân hàng vẫn còn đủ tiền mặt có thể càng thúc đẩy dòngtiền rút ra thay vì kìm hãm nó.

Nếu như Châu Âu và Hy Lạp có thể cầm cự cho tới kì bầucử tiếp theo, vẫn có khả năng là người Hy Lạp sẽ bỏ phiếu cho một chính phủkiên quyết dứt áo rời bỏ đồng euro.

Các chủ ngân hàng tại Hy Lạp thì đang cầunguyện để điều đó không xảy ra. Một trong số họ bộc bạch: “Đó sẽ là một cơn ácmộng. Tình hình không giống như ở Argentina, vì họ vốn đã có đồngtiền riêng của mình. Nền kinh tế Hy Lạp có nguy cơ ngay lập tức trở về thời kìtrao đổi hàng hóa”. Dù vậy, những nguy cơ từ sự rút chân của Hy Lạp khỏi cộngđồng euro không chỉ đe dọa riêng quốc gia này.

Các chi phí tài chính trực tiếp từ sự ra đicủa Hy Lạp đối với các nhà cho vay của nước này trở nên dễ kiểm soát hơn trướcđây, song đó vẫn là con số không hề nhỏ.

Nhiều ngân hàng tại Châu Âu sẽ đối mặt vớinguy cơ chịu tổn thất nặng nề nhất từ sự ra đi này. Ngân hàng Trung ương Hy Lạpnợ các ngân hàng trung ương khác trong khối eurozone khoảng 100 tỷ euro.

Nếu Hy Lạp vỡ nợ, chỉ riêng Đức cũng có nguycơ chịu mất trắng 30 tỷ euro (tính theo số vốn đóng góp của nước này vào ECB).ECB thì đã cầm chắc thất thoát 56 tỷ euro công trái chính phủ Hy Lạp mà ngânhàng này (cùng một số ngân hàng trung ương khác) đã mua từ thị trường thứ cấp.

Các thành viên Eurozone và quỹ tiền tệ quốctế IMF cũng sẽ gặp khó khăn khi Hy Lạp quỵt các khoản vay hỗ trợ.

Châu Âu đã dốc hầu bao vào các quỹ cứu trợtổng lượng tiền lên tới 161 tỷ euro, đã bao gồm một số khoản vay thế chấp tạmthời nhằm dự phòng bảo vệ ECB khỏi tổn thất, còn IMF đã cho vay khoản tiền lêntới 22 tỷ euro.

Một ảnh hưởng tài chính tiêu cực khác là việccác ngân hàng vẫn sẽ tiếp tục điêu đứng trước các khoản nợ của Hy Lạp trongtương lai.

Ngay cả khi đã điều chỉnh giảm giá trị côngtrái chính phủ Hy Lạp và chấp nhận hoán đổi với các công trái giá trị thấp hơn,các ngân hàng tại châu Âu và nhiều nhà đầu tư khác vẫn cầm giữ 55 tỷ euro giátrị nợ kê khai của chính phủ Hy Lạp, mà theo như ngân hàng Berenberg, khả năngkhoản này sẽ tiếp tục được giảm giá trong thời gian tới.

Chính phủ Hy Lạp cũng không phải là con nợduy nhất. Ngân hàng thanh toán quốc tế tính toán rằng các công ty nước này vẫncòn nợ các ngân hàng và nhiều hộ gia đình trên thế giới một khoản lên tới 69 tỷdola Mỹ tính tới cuối năm 2011.

Chủ nợ lớn nhất phải kể tới Pháp (với cáckhoản cho vay cá nhân và doanh nghiệp vào khoảng 37 tỷ đôla Mỹ), xếp sau là Anh(gần 8 tỷ đôla Mỹ) và Đức (gần 6 tỷ đôla Mỹ).

Một mối nguy lớn hơn đe dọa hệ thống tàichính châu Âu chính là những tác động lan truyền vượt ra khỏi biên giới Hy Lạp.Quốc gia chịu tác động rõ rệt nhất sau sự ra đi của Hy Lạp là Síp, do hệ thốngngân hàng hai nước này có sự đan cài chặt chẽ với nhau.

Cơ quan xếp hạng Moody’s dự đoán rằng sự rútchân của Hy Lạp khỏi khu vực đồng tiền chung Euro sẽ chồng chất vô vàn nợ lênlưng các ngân hàng của Sip, đòi hỏi một mức tăng vốn tương đương hơn 50% giátrị GDP nước này, tức là vào khoảng 9 tỷ euro.

Các ngân hàng ở châu Âu cũng chịu thiệt hạivào khoảng 36 tỷ dola Mỹ với kinh tế của đảo quốc này.

Nhưng nền kinh tế bé nhỏ của Sip không tiềmẩn một mối lo lớn. Mối lo đích thực từ sự rời bỏ đồng Euro của Hy Lạp chính làviệc xuất hiện các ứng cử viên mới chuẩn bị rút chân khỏi cộng đồng tiền chungeuro – những nền kinh tế vốn vững mạnh hơn như Bồ Đào Nha và Ireland.

Chi phí vay mượn tại Tây Ban Nha vàItalia cũng đang gia tăng do những mối lo xung quanh vấn đề Hy Lạp, làm nảnlòng chính phủ Tây Ban Nha trong nỗ lực trấn an các nhà đầu tư về sự ổn địnhcủa các ngân hàng. Khủng hoảng tại Hy Lạp đã kéo lê trong suốt hai năm qua, vàgiờ thì các nhà làm chính sách có thể chỉ còn lại vài tuần, thậm chí là ít thờigian hơn thế, để lập vòng tròn bảo vệ sự lây lan khủng hoảng trong các quốc giavới nến kinh tế yếu kém thuộc Eurozone.

Nguồn DVT/Economist


Sự kiện