Bước tiến tiếp theo trong cuộc chiến có thể là tăng cường và mở rộng các quy tắc xuất khẩu mới. Ảnh: The Economist.
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung có thể tiếp tục leo thang
Sự nghi hoặc của hải quan Trung Quốc lần đầu tiên được khơi dậy bởi một người phụ nữ giả “mang thai” hơn 200 bộ vi xử lý Intel để nhập cảnh Trung Quốc vào năm 2022. Kể từ khi Mỹ áp đặt lệnh cấm bán một số chất bán dẫn và thiết bị liên quan cho Trung Quốc vào năm ngoái, các công ty ở Trung Quốc đã bị hụt nguồn cung. Những người kinh doanh trung gian đã nghĩ ra đủ mọi hình thức, chiêu trò tinh vi để có được hàng hóa mong muốn và để tránh bị hải quan đánh thuế.
Khối lượng nhập khẩu vi mạch tích hợp của Trung Quốc giảm mạnh (tỉ đơn vị). |
Trước khi các quy định mới được áp dụng vào tháng 10, nhà sản xuất chip thuộc sở hữu của nhà nước, Yangtze Memory Technologies (YMTC), có tiềm năng trở thành một công ty lớn trong lĩnh vực sản xuất chip toàn cầu. Tuy nhiên, chỉ sau một đêm, YMTC và tất cả các công ty Trung Quốc khác đã bị cấm mua thiết bị cần thiết để sản xuất những con chip tiên tiến nhất. Dẫn đến YMTC không thể hoàn thiện kế hoạch kinh doanh cho năm 2023 và có thể phải trì hoãn việc xây dựng cơ sở sản xuất mới.
Tác động của những lệnh cấm đã lan rộng đến cả chuỗi cung ứng. YMTC giờ đây không thể xây dựng dây chuyền sản xuất vì thiếu các linh kiện nước ngoài, đồng nghĩa với việc phải hủy các đơn đặt hàng thiết bị nội địa, vốn là một phần của dây chuyền. Công ty cho biết đã cắt giảm 70% đơn đặt hàng từ một doanh nghiệp địa phương và có thể không kịp đáp ứng các đơn đặt hàng chip từ khách hàng Trung Quốc.
Về sau cuối, lệnh trừng phạt sẽ đẩy lùi ngành công nghiệp chip của Trung Quốc. Công ty tư vấn International Business Strategies, trước đây đã ước tính rằng các công ty Trung Quốc sẽ sản xuất hơn ½ nhu cầu chip nội địa vào năm 2030. Sau khi lệnh trừng phạt của Mỹ có hiệu lực, họ đã hạ dự báo đó xuống 33%.
Cho đến nay, biện pháp chính của Mỹ trong việc gây trở ngại cho ngành công nghiệp Trung Quốc là kiểm soát xuất khẩu bằng cách sử dụng Quy tắc về sản phẩm trực tiếp nước ngoài (FDPR - The Foreign Direct Product Rule). Các lệnh này, do Bộ Thương mại ban hành, sẽ hạn chế việc bán không chỉ hàng hóa sản xuất tại Mỹ mà còn bất kỳ mặt hàng nào được sản xuất ở bất kỳ đâu sử dụng tài sản trí tuệ của Mỹ. Các công ty vi phạm các quy tắc có nguy cơ bị truy tố nếu họ kinh doanh ở Mỹ (hoặc không) và làm tê liệt các biện pháp trừng phạt.
FDPR đã cấm các kỹ sư Mỹ, thậm chí cả công dân Trung Quốc có thẻ xanh của Mỹ, làm việc tại nhiều công ty chip Trung Quốc. Ông Joerg Wuttke thuộc Phòng Thương mại Liên minh châu Âu tại Bắc Kinh cho biết, sự leo thang đột ngột này tương đương với “một lời tuyên chiến công nghệ”.
Trên thực tế, cuộc chiến đã bắt đầu. Trước đó, Mỹ đã trừng phạt Huawei, một công ty công nghệ Trung Quốc, bằng nhiều phương thức khác nhau, bao gồm cả FDPR, kể từ năm 2019. Nhưng cuộc tấn công của Mỹ rõ ràng đang tăng cường. Quốc hội đã tranh luận rầm rộ về lệnh cấm TikTok. Trong khi đó, Trung Quốc sẽ không ngồi yên khi các ngành công nghiệp của họ đang lao đao. Và, như trong bất kỳ cuộc xung đột nào, những người ngoài cuộc đang bị kéo vào cuộc chiến.
Trận chiến sẽ leo thang bao xa và thiệt hại sẽ nghiêm trọng như thế nào? Ít nhất, cuộc chiến sẽ dẫn đến việc tái cấu trúc chuỗi cung ứng trong thị trường chip máy tính trị giá 570 tỉ USD. Nó cũng có thể lan sang các ngành khác như công nghệ sạch, công nghệ sinh học và thậm chí cả nông nghiệp, gây ra phân cực và ảnh hưởng đến lợi ích do toàn cầu hóa mang lại. Đồng thời gây ảnh hưởng xấu cho các công ty và quốc gia buộc phải lựa chọn giữa hai đối thủ.
Bước tiến tiếp theo trong cuộc chiến có thể là tăng cường và mở rộng các quy tắc xuất khẩu mới. Bộ thương mại cũng có thể nhắm đến các ngành công nghiệp khác với FDPR. Như ngành dược phẩm sinh học của Trung Quốc, có doanh thu dự kiến hơn 100 tỉ USD vào năm 2025, phụ thuộc nhiều vào tài sản trí tuệ của Mỹ. Bên cạnh đó còn có nhiều công ty ở phương Tây cũng xuất dữ liệu sang Trung Quốc để phát triển các phương pháp điều trị mới. Trong tương lai, việc chuyển dữ liệu như vậy cũng có thể bị hạn chế.
Tuy nhiên, tất cả các biện pháp này đều có nhược điểm.
Số thương vụ đầu tư tại Trung Quốc có liên quan đến các công ty của Mỹ đã giảm sâu. |
Ông Alexander Kremer từ nhóm đầu tư Picus Capital, cho biết tiền của Mỹ không còn quan trọng đối với ngành đầu tư mạo hiểm của Trung Quốc. Dù sao đi nữa, các cơ quan quản lý của Mỹ sẽ phải vật lộn để thực thi các hạn chế tài chính sâu rộng.
Và sau đó là những hậu quả đối với các công ty Mỹ. Các hãng hàng không Trung Quốc phụ thuộc vào máy bay và phụ tùng nhập khẩu, nhiều trong số đó là của Mỹ. Do đó, Mỹ có thể khiến ngành hàng không ở Trung Quốc phải ngừng hoạt động với một chính sách FDPR tăng cường. Nhưng động thái như vậy cũng sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng tại Boeing, một nhà sản xuất máy bay khổng lồ của Mỹ. Trong khi đó, những hạn chế của Mỹ càng gay gắt thì càng có nhiều doanh nghiệp trên thế giới chùn bước.
Có thể bạn quan tâm:
Dầu Nga “chảy đều” mặc cấm vận và kế hoạch giảm sản lượng
Nguồn The Economist