Chủ Nhật | 12/01/2014 07:34

Căng thẳng ngoại giao Ấn-Mỹ tạm lắng

Chính phủ Hoa Kỳ hôm 10/1/2014 nói họ sẽ rút một nhà ngoại giao khỏi New Delhi theo yêu cầu của Ấn Độ, bù lại cho việc cô Khobragade về nước.
Cùng với việc cô Khobragade về nước, Ấn Độ yêu cầu Hoa Kỳ rút một nhân viên ngoại giao đồng cấp ở Đại sứ quán tại New Delhi về theo nguyên tắc có đi có lại, tạm đóng lại cơn căng thẳng này.

Chính phủ Hoa Kỳ hôm thứ sáu nói họ sẽ rút một nhà ngoạigiao khỏi New Delhi theo yêu cầu của Ấn Độ. Việc này diễn ra sau khi Mỹ cơ bảnlà đã trục xuất một nhà ngoại giao Ấn Độ tâm điểm của mối căng thẳng giữahai đồng minh.

Cô Khobragade 39 tuổi là phó tổng lãnh sự của Ấn Độ tại NewYork đã bị bắt hồi tháng 12/2013 vì tội khai dối giấy tờ visa và nói dối vớichính quyền HOa Kỳ về lương trả người giúp việc. Vụ bắt giữ và sau đó là khámtoàn thân cô đã làm bùng phát phản đối từ phía Ấn Độ và giáng đòn mạnh vào nỗ lựccủng cố quan hệ song phương của Hoa Kỳ.

Các công tố viên Hoa Kỳ tiến hành truy tố cô Khobragade hômthứ năm về tội đã bắt người giúp việc kiêm bảo mẫu Sangeeta Richard làm việc100 giờ một tuần, không có ngày nghỉ với mức lương chưa đầy 1 USD/giờ. Mứclương tối thiểu của Hoa Kỳ theo luật là 7,25USD/giờ.

Cô Khobragade ở nhà khách chính phủ New Delhi, đang chào namaste
Cô Khobragade ở nhà khách chính phủ New Delhi, đang chào namaste

Cô Khobragade đã bác bỏ mọi cáo buộc. Cô trở lại New Delhivào tối thứ sáu, với ông bố Uttam Khobragade đứng đón. Nhà nữ ngoại giao cám ơnđất nước vì đã ủng hộ cá nhân cô.

Ngay sau khi cô về nước, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại Washingtonnói sẽ triệu hồi một nhà ngoại giao của mình theo yêu cầu của Ấn Độ. Họ khôngnêu tên nhân vật đó.

“Đây rõ ràng là một thời kỳ đầy thử thách với mối quan hệ Ấn-Mỹ,”cô Jen Psaki phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ nói. “Chúng tôi trông đợi vàhy vọng vụ việc được đóng lại và phía Ấn Độ sẽ chung bước tiến hành cải thiệnquan hệ đưa nó trở lại tình trạng hợp tác trước kia.”

Thiệt hại lớn trongquan hệ

Quan hệ song phương Ấn Độ- Hoa Kỳ có nhiều mặt, bao gồm cảcán cân thương mại song phương lên tới 100 tỉ USD mỗi năm. Hoa Kỳ trông cậy vàoẤn Độ làm đối trọng với siêu cường Trung Quốc đang lên ở phương Đông, cũng nhưlà động cơ thúc đẩy kinh tế Mỹ.

Thỏa thuận cho phép cô Khobragade trở về Ấn Độ được kỳ vọngsẽ giúp hàn gắn rạn nứt. Nhưng chưa thấy có dấu hiệu nào về ngắn hạn là Ấn Độ sẵnsàng tha thứ và lãng quên.

Họ đã yêu cầu Hoa Kỳ rút một cán bộ ngoại giao đồng cấp củamình từ Đại sứ quán New Delhi về theo nguyên tắc có đi có lại.

Với bầu cử quốc gia Ấn Độ vào tháng 5 tới, các đảng chính trịđang lợi dụng vụ việc này để thu hút ủng hộ quần chúng. Họ gọi đây là một vụ tấncông vào uy thế quốc gia.

Nhiều người Ấn Độ coi vụ việc là một ví dụ về sự kiêu ngạo Mỹ,coi quan hệ thân thiện với Ấn Độ là dĩ nhiên không cần chăm sóc. Họ ủng hộchính sách cứng rắn của chính phủ Ấn.

Khía cạnh cá nhân củavụ việc

Người giúp việc kiêm bảo mẫu Sangeeta Richard và chồng

Giới trung lưu Ấn Độ đồng cảm với cô Khobragade nhiều hơn làvới người giúp việc Sangeeta.

Cô Khobragade đã làm việc ở nhiều nước: Đức, Ý, và Pakistan.Pakistan là một vị trí khá quan trọng do tính khó khăn của quan hệ hai nước ẤnĐộ - Pakistan vốn có nhiều xung đột, nhưng cô đã làm ở đó 3 năm không có chuyện gì. Vụ bê bối này đượccho là sẽ không ảnh hưởng tới triển vọng công việc tương lai của cô, dù cácchuyến đi Mỹ sẽ là không thể. Giới chính trị gia Ấn Độ sẵn sàng tiếp nhận cô nếumuốn tranh cử quốc hội

Ngược lại, người giúp việc Sangeeta David được họ cho là đã làm to chuyện để có thể đòi thêmtiền hoặc ở lại Mỹ. Hiện nay cô Sangeetavà gia đình đã được cấp visa nhập cư thuộc diện “tiếp tục ở lại”, thường dànhcho nạn nhân của các vụ buôn người có thể làm nhân chứng cho các vụ án hình sự.Với nó, cô Sangeeta có thể ở lại Mỹ làm việc 1 năm và xin gia hạn hàng năm. Côđang nhận được sự giúp đỡ về nhiều mặt trong đó có cố vấn luật pháp từ tổ chứcSafe Horizon.

Vụ việc căng thẳng ngoại giao xung quanh việc bắt giữ phó tổnglãnh sự Ấn Độ có thể coi là chấm dứt. Những thiệt hại ngoại giao và quá trìnhhàn gắn quan hệ hai nước, sẽ là vấn đề cho tương lai.

Nguồn Tổng hợp theo Reuters


Sự kiện