Căng thẳng Mỹ-Trung tăng sức hấp dẫn của Đông Nam Á
Thái độ ngày một cương quyết giữa Trung Quốc với Nhật Bản vàHoa Kỳ đang làm tăng tầm chú ý tới Đông Nam Á. Hàng tỷ đô la đầu tư, quan hệthương mại lớn hơn, và tăng cường viện trợ quân sự, đang hứa hẹn dồn về đây.
Thứ sáu 13/12 bắt đầu hội nghị thượng đỉnh giữa các nhà lãnhđạo ASEAN và thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ thămVietnam và Philippines. Hai sự kiện này vạch ra sức hấp dẫn kinh tế và chiến lượccủa khu vực đang sẵn sàng thu lợi từ việc ba cường quốc thế giới – Mỹ, Trung,Nhật –tranh giành ảnh hưởng kinh tế và chính trị tại đây.
Các quan chức cao cấp nối đuôi nhau thăm Đông Nam Á trongnăm nay. Ngài Abe đã thăm cả 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông NamÁ. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thăm Indonesia và Malaysia còn Thủ tướngLí Khắc Cường tới Việt Nam. Tổng thống Barack Obama dự kiến tổ chức đi vàotháng tư 2014 bù lại cho chuyến phải bỏ lỡ hồi tháng mười, khiếnlúc đó chỉ có ôngKerry và Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel đi.
Với việc làm chủ nhà cho hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần này,ông Abe hy vọng tìm kiếm ủng hộ cho một mặt trận thống nhất chống lại vùngphòng không mới của Trung Quốc ở Hoa Đông. Vùng này có bao phủ các hòn đảo doNhật kiểm soát. DÙ vẫn kêu gọi tự do bầu trời và mặt biển, các nhà lãnh đạoASEAN thu lợi từ Trung Quốc muốn xây dựng quan hệ gần gũi hơn. Do đó họ có thểtránh chọn đứng về phía Nhật trong tranh chấp này.
Sức hấp dẫn kinh tế
Sức hấp dẫn của khu vực Đông Nam Á với các cường quốc là rõràng: Con số các hộ gia đình trung lưu ở ASEAN có thể tăng gấp đôi từ 40 triệuhiện nay tới 85 triệu vào cuối 2017, theo tổ chức Economist Corporate Network. Kinhtế của khu vực 600 triệu dân này được dự báo sẽ tăng 4.8% năm nay và 5.2% năm2014, theo Ngân hàng Phát triển Châu Á ADB, ngay cả khi có rối loạn chính trị ởThái Lan và siêu bão ở Philippines.
Abe có thể dùng hội nghị thượng đỉnh làm nơi công bố mởrộng thỏa thuận trao đổi tiền tệ với cácnước Đông Nam Á. Một lợi ích khác cho Đông Nam Á là tiếp cận được kho dự trữngoại tệ của Nhật lớn thứ hai thế giới trong trường hợp khẩn cấp. Nhật có kế hoạchmở rộng thỏa thuận với Indonesia và Philippines, đang tái khởi động đàm phán vớiMalaysia và Thái Lan, theo các quan chức Bộ Tài Chính Nhật Bản.
Viện trợ Phát triển
Nhật cũng sẽ công bố 19.4 tỉ USD viện trợ cho khu vực nàytrong năm năm tới, theo NHK đăng tin trên website. Một thông cáo chung sau hộinghị sẽ tuyên bố Nhật tổ chức cuộc gặp các bộ trưởng quốc phòng để thảo luận phụchồi sau thảm họa.
Nhật hồi tháng năm đã đồng ý cho Myanmar vay viện trợ pháttriển 495,9 triệu USD. Các ngân hàng lớn của Nhật như Ngân hàng TokyoMitsubishi UFJ đang tìm kiếm thị trường mới bằng việc đầu tư vào các ngân hàngcác nước địa phương.
Kiềm chế Trung Quốc
Nhật Bản đã cam kết sẽ cung cấp 10 tàu bảo vệ bờ biển choPhilippines, một trong những nước bất đồng với Trung Quốc về lãnh hải ở BiểnĐông. Khu vực này nhiều cá, dầu, và khí đốt, với những tuyến đường biển vận tải đông đúc nhất thế giới đi quađây.
Chính phủ Nhật bản đang hoàn thành chiến lược an ninh quốcgia đầu tiên của nước này từ sau Thế Chiến thứ 2.
“Nhật Bản muốn cộng tác với ASEAN và Hoa Kỳ để kiềm chếTrung Quốc,” theo ông Takashi Sekiyama, phó giáo sư Đại học Meiji Tokyo và cựuquan chức bộ Ngoại giao. “Nhưng một sốnước Đông Nam Á e ngại tổn hại quan hệ với Trung Quốc, nên tôi khôngnghĩ cả khối sẽ trở thành đồng minh của Nhật như chính phủ hy vọng.”
Hoa Kỳ tìm kiếm việc ký kết Hiệp định Hợp tác Xuyên TháiBình Dương TPP là một phần của chiến lược tái cân bằng châu Á. Trong khi đó Chủtịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng săn đón các nước ASEAN. Trong chuyến thămtháng Mười ông nói phát triển kinh tế của Trung Quốc sẽ mang tới cơ hội hơn làthách thức. Trung Quốc đã dành 28,2 tỉ USD đầu tư cho công nghiệp Indonesia.Trung Quốc hy vọng thương mại với các nước thành viên ASEAN sẽ đạt 1.000 tỉ USDvào 2020.
Lực lượng Hàng hải
Ngài Tập Cận Bình cũng kêu gọi Trung Quốc trở thành lực lượnghàng hải mạnh mẽ, và ngân sách quân sự năm nay tăng hơn 10%. Tuyên bố vùngphòng không trên Hoa Đông đã làm dấy lên câu hỏi liệu Trung Quốc có thiết lậpvùng tương tự ở Biển Đông.
Thiết lập vùng ADIZ ở Biển Đông sẽ “kích động phản ứng nhiệtliệt phản đối từ các nước như Việt Nam và Philippines,”theo Học viện Nghiên cứuĐông Nam Á của Singapore.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại hội nghị ởSingapore hồi tháng Năm về việc này. Các toan tính sai lầm về tranh chấp lãnhthổ có thể làm gián đoạn dòng thương mại khổng lồ, ông nói. Trung Quốc đã tìmcách tháo ngòi căng thẳng bằng việc đồng ý đàm phán về quy tắc ứng xử hàng hải vùngnày.
Trục Hoa Kỳ
“Bắc Kinh không muốn tạo ra nhiều kẻ thù,” theo ông JingdongYuan, giáo sư Đại học Sydney chuyên về an ninh châu Á Thái Bình Dương nói. “Rõràng là ngoại giao vùng biên rất quan trọng với Trung Quốc. Họ muốn chống lạiTrục Hoa Kỳ xoay về vùng châu Á Thái Bình Dương.”
Philippines vốn có căng thẳng với Trung Quốc về tranh chấpbãi cạn Scarborough, đã gửi phái đoàn đông tháp tùng tổng thống Aquino tới hộinghị thượng đỉnh. Họ nói muốn tách rời các quan hệ thương mại với an ninh.Trung Quốc có thể vượt qua Nhật Bản và Hoa Kỳ thành thị trường xuất khẩu lớn nhấtcủa Philippines, theo Bộ trưởng Thương mại Gregory Domingo nói.
Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Nhật Bản sẽ tập trung chủ yếu vàocác quan hệ kinh tế, theo bà Clarita Carlos, giáo sư khoa học chính trị ở Đại họcPhilippines. Các quan chức ASEAN sẽ làm việc để cho phép dòng chảy tự do hànghóa dịch vụ, đầu tư, tư bản, và lao động có trình độ. Nó giống như một phần củakế hoạch hợp tác kiểu Liên minh Châu Âu. Cộng đồng Kinh tế ASEAN được lập kế hoạchthành hình vào cuối 2015.
Nguồn Bloomberg/Dân Việt