Thứ Sáu | 06/09/2013 10:41
Cần 75.000 quân bảo vệ vũ khí hóa học nếu Syria sụp đổ
Nguy cơ Mỹ sẽ không kích Syria làm dấy lên lo ngại rằng vũ khí hóa học sẽ rơi vào tay kẻ xấu nếu chính phủ nước này bị lật đổ.
Một báo cáo gần đây của Quốc hội Mỹ cho rằng cần khoảng 75.000 lính để bảo vệ các kho vũ khí hủy diệt hàng loạt tại Syria.
Một báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu của Quốc hội (CRS) đã được đưa ra chỉ một ngày sau vụ tấn công bằng vũ khí hóa học hôm 21/8 tại ngoại ô thủ đô Damascus.
Báo cáo này nhằm chỉ ra các biện pháp phản ứng cho những tình huống liên quan đến việc sử dụng, chuyển giao hay mất kiểm soát các loại vũ khí hóa học ở Syria.
Theo báo cáo này "Khối lượng vũ khí hóa học dự trữ tại Syria được một cơ quan tình báo của Pháp ước tính lên đến hơn 1.000 tấn và đang được gìn giữ bởi lực lượng an ninh Syria."
"Chính quyền Mỹ đã chuẩn bị nhiều tình huống nhằm bảo vệ các loại vũ khí này trước sự cấp thiết phải ngăn chặn việc tiếp cận các loại vũ khí này từ các nhóm không được ủy quyền, bao gồm các nhóm khủng bố trong trường hợp chính quyền của ông Assad bị mất quyền kiểm soát."
Sau khi tuyên thệ trước Ủy ban Vũ khí của Thượng Viện Mỹ vào hôm 7/3/2012, Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta cảnh báo rằng việc lật đổ ông Assad có thể dẫn đến một tình trạng "tồi tệ hơn gấp 100 lần những gì chúng ta phải đương đầu tại Lybia".
Để bảo vệ an toàn cho 50 cơ sở sản xuất cùng với rất nhiều trung tâm nghiên cứu và các kho lưu trữ trên toàn Syria, "Lầu Năm Góc đã ước tính rằng sẽ cần khoảng 75,000 quân để vô hiệu hóa toàn bộ số lượng vũ khí hóa học", cũng theo bản báo cáo này.
Trong khi đó một nghị quyết cho phép sử dụng vũ lực chống lại chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad đã được thông qua hôm 4/9 bởi Ủy ban Đối ngoại Thượng viện với tỷ lệ 10-7.
Tuy nhiên phần 3 của bản dự thảo nghị quyết này đã gạt bỏ hoàn toàn khả năng đưa quân Mỹ tham gia vào các chiến dịch trên bộ ở Syria.
Mặc dù vậy, lời lẽ trong dự thảo nghị quyết này vẫn để mở khả năng quân đội trên bộ có thể tham gia vào các nhiệm vụ không mang tính chất tấn công, bao gồm việc bảo vệ các các cơ sở sản xuất và các kho vũ khí hóa học.
Trong khi Thượng viện phê chuẩn việc can thiệp quân sự có giới hạn của Mỹ vào Syria trong vòng 90 ngày không bao gồm các chiến dịch trên bộ, Nghị sỹ đảng Cộng hòa John McCain đã đồng thuận với Nghị sỹ đảng Dân chủ Chris Coons trong việc dự định sẽ kêu gọi "một sự thay đổi mang tính chất quyết định cho việc cân bằng sức mạnh quân sự hiện tại trên bộ ở Syria".
Sự dao động của chính quyền Obama về tình hình Syria được thể hiện rõ nhất thông qua hành động của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.
Phát biểu trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, ông Kerry đã gợi ý rằng Nhà Trắng nên được giao quyền đưa quân chiến đấu trên bộ trong trường hợp Syria tự suy sụp hoặc trong trường hợp vũ khí hóa học có nguy cơ rơi vào tay những kẻ cực đoan.
"Tôi không muốn loại bỏ hoàn toàn những lựa chọn có thể giúp cho Tổng thống bảo vệ đất nước", ông Kerry nói
Tuy nhiên Thượng nghị sỹ bang Tennessee Bob Corker, thành viên cao cấp nhất của đảng Cộng Hòa trong Ủy ban, đã cảnh báo ông Kerry rằng ông không cho rằng việc đưa quân đến chiến đấu tại Syria là một hình thức phản ứng phù hợp và ông Kerry ngay lập tức rút lời.
Ông Kerry nói rằng ông chỉ thuần túy đưa ra quan điểm của mình và đó chỉ là một giả thiết dựa trên tình thế có thực, nhưng ông muốn loại trừ khả năng đưa quân đến tham chiến tại Syria.
"Hãy chấm dứt vấn đề này tại đây," ông nói. "Câu trả lời là, bất kể việc ngăn cản này đến từ Quốc hội hay người dân Mỹ thì sẽ không có gót giầy của lính Mỹ tham gia vào cuộc nội chiến tại quốc gia Trung Đông này."
Sau khi được thông qua tại Ủy ban Đối ngoại thì nghị quyết này sẽ được trình lên Thượng viện vào tuần tới. Nghị sỹ đảng Cộng hòa Rand Paul đã đe dọa cản trở việc thông qua nghị quyết này.
Một báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu của Quốc hội (CRS) đã được đưa ra chỉ một ngày sau vụ tấn công bằng vũ khí hóa học hôm 21/8 tại ngoại ô thủ đô Damascus.
Báo cáo này nhằm chỉ ra các biện pháp phản ứng cho những tình huống liên quan đến việc sử dụng, chuyển giao hay mất kiểm soát các loại vũ khí hóa học ở Syria.
Theo báo cáo này "Khối lượng vũ khí hóa học dự trữ tại Syria được một cơ quan tình báo của Pháp ước tính lên đến hơn 1.000 tấn và đang được gìn giữ bởi lực lượng an ninh Syria."
"Chính quyền Mỹ đã chuẩn bị nhiều tình huống nhằm bảo vệ các loại vũ khí này trước sự cấp thiết phải ngăn chặn việc tiếp cận các loại vũ khí này từ các nhóm không được ủy quyền, bao gồm các nhóm khủng bố trong trường hợp chính quyền của ông Assad bị mất quyền kiểm soát."
Sau khi tuyên thệ trước Ủy ban Vũ khí của Thượng Viện Mỹ vào hôm 7/3/2012, Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta cảnh báo rằng việc lật đổ ông Assad có thể dẫn đến một tình trạng "tồi tệ hơn gấp 100 lần những gì chúng ta phải đương đầu tại Lybia".
Để bảo vệ an toàn cho 50 cơ sở sản xuất cùng với rất nhiều trung tâm nghiên cứu và các kho lưu trữ trên toàn Syria, "Lầu Năm Góc đã ước tính rằng sẽ cần khoảng 75,000 quân để vô hiệu hóa toàn bộ số lượng vũ khí hóa học", cũng theo bản báo cáo này.
Trong khi đó một nghị quyết cho phép sử dụng vũ lực chống lại chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad đã được thông qua hôm 4/9 bởi Ủy ban Đối ngoại Thượng viện với tỷ lệ 10-7.
Tuy nhiên phần 3 của bản dự thảo nghị quyết này đã gạt bỏ hoàn toàn khả năng đưa quân Mỹ tham gia vào các chiến dịch trên bộ ở Syria.
Mặc dù vậy, lời lẽ trong dự thảo nghị quyết này vẫn để mở khả năng quân đội trên bộ có thể tham gia vào các nhiệm vụ không mang tính chất tấn công, bao gồm việc bảo vệ các các cơ sở sản xuất và các kho vũ khí hóa học.
Trong khi Thượng viện phê chuẩn việc can thiệp quân sự có giới hạn của Mỹ vào Syria trong vòng 90 ngày không bao gồm các chiến dịch trên bộ, Nghị sỹ đảng Cộng hòa John McCain đã đồng thuận với Nghị sỹ đảng Dân chủ Chris Coons trong việc dự định sẽ kêu gọi "một sự thay đổi mang tính chất quyết định cho việc cân bằng sức mạnh quân sự hiện tại trên bộ ở Syria".
Sự dao động của chính quyền Obama về tình hình Syria được thể hiện rõ nhất thông qua hành động của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.
Phát biểu trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, ông Kerry đã gợi ý rằng Nhà Trắng nên được giao quyền đưa quân chiến đấu trên bộ trong trường hợp Syria tự suy sụp hoặc trong trường hợp vũ khí hóa học có nguy cơ rơi vào tay những kẻ cực đoan.
"Tôi không muốn loại bỏ hoàn toàn những lựa chọn có thể giúp cho Tổng thống bảo vệ đất nước", ông Kerry nói
Tuy nhiên Thượng nghị sỹ bang Tennessee Bob Corker, thành viên cao cấp nhất của đảng Cộng Hòa trong Ủy ban, đã cảnh báo ông Kerry rằng ông không cho rằng việc đưa quân đến chiến đấu tại Syria là một hình thức phản ứng phù hợp và ông Kerry ngay lập tức rút lời.
Ông Kerry nói rằng ông chỉ thuần túy đưa ra quan điểm của mình và đó chỉ là một giả thiết dựa trên tình thế có thực, nhưng ông muốn loại trừ khả năng đưa quân đến tham chiến tại Syria.
"Hãy chấm dứt vấn đề này tại đây," ông nói. "Câu trả lời là, bất kể việc ngăn cản này đến từ Quốc hội hay người dân Mỹ thì sẽ không có gót giầy của lính Mỹ tham gia vào cuộc nội chiến tại quốc gia Trung Đông này."
Sau khi được thông qua tại Ủy ban Đối ngoại thì nghị quyết này sẽ được trình lên Thượng viện vào tuần tới. Nghị sỹ đảng Cộng hòa Rand Paul đã đe dọa cản trở việc thông qua nghị quyết này.
Nguồn VOV News