Campuchia, Thái Lan lập đặc khu kinh tế ở vùng biên
Hai bên đã đồng ý xây dựng nhà máy chế biến gạo chung, để bảo đảman ninh lương thực và xuất khẩu gạo; hợp tác giúp nông dân trồng sắn, ngô và cùng với các nước lánggiềng khu vực đàm phán với các đối tác thương mại các khu vực khác của thế giới về thương mại nôngsản.
Năm 2011, thương mại biên giới của Thái Lan với Campuchia tăng nhanh, nhờ quan hệ hai nước đượccải thiện, hai bên cùng hợp tác chặt chẽ hơn để chuẩn bị theo Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN(AFTA). Thương mại biên giới hai bên đạt 90 tỷ baht (khoảng 3 tỷ USD) năm 2011. Năm 2012, dự kiếnđạt 100 tỷ baht và sẽ tăng nhanh trong một vài năm tới.
Thương mại qua biên giới vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng đối với Thái Lan ngay cảtrước khi hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015. Các thành viên ASEAN, đặc biệt khi nhómCLVM (gồm Lào, Campuchia Myanmar và Việt Nam) thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan. Thái Lan ước đoán, thương mại biên giới sẽ đạt hơn 1000 tỷ baht (hơn 30 tỷ USD) trong năm 2012 này.
Thương mại với các nước có chung biên giới Thái Lan là Myanmar, Campuchia, Lào và Malaysia vớimức tăng trung bình 15,6% trong năm 2011, đạt kim ngạch 899,78 tỷ baht.
Xuất khẩu của Thái Lan sang Lào tăng 27,6%, đạt đạt 81,79 tỷ baht, trong khi nhập khẩu tăng26,7%, đạt 29,22 tỷ baht. Với Campuchia xuất khẩu của Thái Lan tăng 28,4% và nhập khẩu tăng 14,1%trong năm 2011.
Trong đó, riêng cửa khẩu biên giới Aranyaprathet (Thái Lan) - Poi Pet (Campuchia),điểm quan trọng trong Hành lang Kinh tế phía nam (SEC) nối TP Hồ Chí Minh - PhnomPenh - Bangkok - Yangon và ngược lại, đã đạt giá trị gần 1 tỷ USD. Riêng khu chợ biên giới Klong Clưa(khu chợ trời lớn nhất Đông Nam Á), nơi có khoảng 1.000 hộ kinh doanh gốc Việt đã đem lại giá trịthương mại hơn 600 triệu USD năm.
Nguồn Nhân dân