Campuchia quyết “hạ bệ” đồng USD
Tại Campuchia, đồng riel bao lâu nay vẫn giữ vị trí thứ yếuso với đồng USD Mỹ, thế nhưng sàn giao dịch chứng khoán mới và chính sách phiđô la hóa của chính phủ Campuchia có thể củng cố vị thế cho đồng riel trongnhững năm tới.
Tại thủ đô của Campuchia, đồng USD được giao dịch với tầnsuất cao hơn rất nhiều so với đồng riel dù cả hai loại tiền này đều được chấpnhận tương đương nhau. Không ít tài xế lái xe taxi cho biết họ thích đồng USDhơn bởi họ không phải giao dịch với số lượng các tờ tiền quá lớn, hiện tỷ giátại Campuchia ở mức 4.000 riel/USD.
Báo cáo năm 2011 của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) ước tính đồngUSD hiện chiếm khoảng 80% cung tiền của Campuchia, cao hơn so với con số chưađầy 70% cách đây 1 thập kỷ.
Ngân hàng Trung ương Campuchia không khỏi lo lắng bởi nhưvậy họ đã hy sinh quyền điều hành chính sách tiền tệ, yếu tố cực kỳ cần thiếtvới nền kinh tế. Hơn thế nữa, nguồn cung USD và euro tràn ngập có thể khiến mộtnước nhỏ như Campuchia dễ chịu biến động khi dòng vốn toàn cầu thay đổi.
Ông Nguon Sokha, chủ tịch Ngân hàng Trung ương Campuchia, khẳngđịnh: “Tại nhiều nước khác, khi có rủi ro kinh tế tăng trưởng nóng, NHTW có thểnâng lãi suất để thắt chặt thanh khoản. Thế nhưng khi đồng USD quá được chuộngtại Campuchia, chúng tôi dường như bó tay khi muốn điều chỉnh chính sách tiềntệ.”
Cần phải kể đến một số yếu tố tại Campuchia. Việc ngườiCampuchia không chuộng đồng riel bắt nguồn từ thời Khmer đỏ, đồng riel khi đóđã bị bãi bỏ vào năm 1975. Đến thập niên 1980, đồng riel lại được lưu hành trởlại.
Ông Faisal Ahmed, đại diện của IMF tại Campuchia, khẳngđịnh: “Mối lo về đồng riel tại Campuchia lớn hơn so với nhiều nước khác sauthời kỳ xung đột. Campuchia phải bắt đầu tất cả từ con số 0.”
Đất nước nông nghiệp 14 triệu dân hiện đang nhận rất nhiềuviện trợ từ Mỹ cùng như cung cấp khá nhiều quần áo cho các công ty nhập khẩucủa Mỹ, vì vậy Campuchia có 2 nguồn USD khá ổn định. Công nhân ngành dệt, cũnggiống như phần lớn công nhân trong nhiều lĩnh vực phi nông nghiệp khác, đượctrả lương bằng USD để hạn chế rủi ro cho những người chủ sở hữu nhà máy.
Ông In Channy, CEO của ngân hàng bán lẻ Acleda Bank PLC lớnnhất Campuchia, khẳng định Campuchia sẽ không áp dụng trần lãi suất tiền gửiUSD như Việt Nam: “Chính phủ muốn người dân sử dụng đồng riel thế nhưng sẽkhông áp dụng các biện pháp quá cứng rắn.”
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) nhấn mạnh rằng quá trình phi đô lahóa đã từng được áp dụng thành công tại nhiều nước như Isarel, Phần Lan hayChilê trong khi đó biện pháp quá khắt khe đã không mang lại hiệu quả tại Mêhicôhay Peru.
Ngân hàng Trung ương Campuchia có sử dụng một số biện phápnhằm hạn chế đồng USD. NHTW áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc 12% đối với tài sảnUSD, và 8% với tài sản bằng đồng riel. Công chức nhà nước được trả lương bằngđồng riel, ngoài ra thuế và các loại hóa đơn cũng được thanh toán bằng đồng nộitệ.
Chính phủ Campuchia đang yêu cầu nhiều chủ doanh nghiệp địnhgiá hàng hóa bằng đồng riel bên cạnh định giá bằng USD.
Ông Moniroth Lee, chủ một cửa hàng đồ lưu niệm tại Phnom Penh, nói: “Họ sẽkhông phạt chúng tôi nếu chúng tôi nhận USD, thế nhưng họ khuyên chúng tôi làmđiều đó.”
CEO của ngân hàng bán lẻ Acleda Bank khẳng định rằng với thịtrường chứng khoán địa phương, bằng việc yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài sử dụngđồng riel để nâng cao vị thế của đồng tiền.
Công ty Phnom Penh Water SupplyAuthority, công ty niêm yết cổ phiếu đầu tiên trên sàn chứng khoán Campuchia,đã hoàn thành đợt chào bán cổ phiếu 20 triệu USD trong tuần trước, dự kiến từnay đến năm 2017, sẽ có khoảng 10 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán.
Nguồn http://cafef.vn