Thứ Sáu | 04/04/2014 18:14

Cấm vận quân sự Nga: Ai có lợi

Ngành công nghiệp quốc phòng Nga không sợ cấm vận quân sự vì có chu trình sản xuất khép kín, và có nhiều điều có lợi từ cấm vận.

Hợp tác quân sự với Nga đã bị tạm ngưng từ phía Anh và Đứcsau diễn biến gần đây ở Crimea.

Tuy nhiên, lệnh cấm vận về các vấn đề hợp tác kỹ thuật quânsự của EU là một trong những công cụ yếu nhất đối phó với Nga. Ngắn gọn lại thìxuất khẩu vũ khí châu Âu chỉ chiếm chưa đầy 1% tổng giá trị hợp đồng xuất nhậpkhẩu của Rosoboronexport, tập đoàn quốc doanh chuyên trung gian cho các hợp đồngquân sự Nga.

Nga là nước xuất khẩu lớn thứ hai thế giới về vũ khí và thiếtbị quân sự trên thế giới sau Mỹ. Các doanh nghiệp quốc doanh của quốc phòng Ngacó chu trình sản xuất khép kín từ nguyên liệu tới thành phẩm. Nên thực tế là cấmvận kỹ thuật quân sự không có ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng quốc phòngNga.

Tàu sân bay trực thăng lớp Mistral của Pháp dự kiến sẽ xuất khẩu 2 chiếc sang Nga
Tàu sân bay trực thăng lớp Mistral của Pháp dự kiến sẽ xuất khẩu 2 chiếc sang Nga

Thiệt hại cả hai bên

Nhưng nói thế thì con số 1% vẫn còn đó. Với Anh, đó là nguồncung vật liệu cho quân phục. Kết quả của cấm vận là London sẽ thiệt hại 133 triệuUSD.

Berlin cung cấp vũ khí bắn tỉa và có liên quan tới việc xâydựng trung tâm số đào tạo chiến đấu ở Mulino, tỉnh Nizhny Novgorod. Thiệt hại củaĐức sẽ là 100 triệu USD.

Tuy nhiên đối tác quân sự lớn nhất của Nga là Pháp, hiệnđang giữ thế im-lặng-mà-xem. Chỉ một hợp đồng thôi, cung cấp hai tàu sân bay trựcthăng lớp Mistral, đã mang về 1,2 tỉ euro (1,66 tỉ USD) cho hai tập đoàn PhápDCNS và STX. Moscow đã thanh toán một nửa con số đó.

Thêm vào đó, Pháp đang dự kiến sẽ đóng thêm hai tầu như thế ởNga. Paris có liên quan tới ba hợp đồng lớn cung cấp các xe thiết giáp vàSu-30MKI và chiến đấu cơ MiG-29K cho Ấn Độ. Các hợp đồng đó đáng giá hàng triệueuro về phía Pháp.



Ai ủng hộ cấm vận?

Nhưng điều thú vị nhất làchính ngành công nghiệp quốc phòng Nga lại ủng hộ có cấm vận quân sự chốngnước mình, đặc biệt là từ phía Pháp. Lý do đi sâu hơn là việc Nga không cần cáctàu sân bay trực thăng Mistral của Pháp (cả bộ trưởng quốc phòng lẫn Chỉ huy bộtư lệnh vẫn chưa giải thích họ mua tàu đó để làm gì).

Nếu có cấm vận Pháp sẽ phải trả khoản phạt hủy hợp đồng, lớntới mức đủ để Nga đóng năm tàu tương tự ở trong nước.

Theo nguồn tin trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga, cáctàu sân bay Mistral đó là do cựu bộ trưởng quốc phòng Serdyukov bắt mua. Theo lờiđồn, thỏa thuận đó là món quà cho (cựu) tổng thống Pháp Sarkozy trước kỳ bầu cửđể bù lại cho việc Pháp hỗ trợ Moscow trong cuộc xung đột Nam Ossetia 2008.

Chiến đấu cơ Su30 của Nga đã xuất khẩu đi nhiều nơi ở Châu Phi và Ấn Độ
Chiến đấu cơ Su30 của Nga đã xuất khẩu đi nhiều nơi ở Châu Phi và Ấn Độ

Sarkozy phải tạo việc làm và giữ phiếu cử tri. Hơn nữa, vàolúc đó nhà sản xuất Pháp DCNS đang gặp khủng hoảng nên hợp đồng với Moscow là cứucánh cho họ.

Chi tiết thú vị khác là Washington vẫn chưa nói gì về cấm vận quân sự.Người Mỹ có nhiều điều để mất từ hành động này hơn là các đối tác NATO. Một chitiết là nhà máy Nga VSMPO-AVISMA ở vùng Ural của Nga cung cấp hơn 40% thiết bịtitanium cho máy bay Boeing 787Dreamliner của Mỹ.

Thêm vào đó NATO có căn cứ chuyển tiếp ở Ulyanovsk xử lý gần60% chuyến hàng tới quân độiphương Tây ở Afghanistan.

Vì vậy, có vẻ gây áp lực quá lớn lên Moscow không làm lợicho các nước phương Tây.

Nguồn Dân Việt/Russia Beyond the Headline


Sự kiện