Chủ Nhật | 23/12/2012 11:10

Cái giá mà Mỹ phải trả nếu không ngăn chặn chương trình hạt nhân của Iran

Nếu không ngăn chặn được Iran, kinh tế Mỹ có thể bị ảnh hưởng nặng nề, thậm chí rơi vào suy thoái, các nhà phân tích nhận định.
Sau "bờ vực tài khóa", thách thức lớn tiếp theo mà Mỹ phải đối mặt chính là phải ngăn chặn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân. Dường như với Washington, để chương trình hạt nhân của Iran tồn tại là điều không thể chấp nhận được. Cũng giống như "bờ vực tài khóa", đây cũng được coi là một vấn đề an ninh kinh tế và quốc gia của Mỹ. Ngăn chặn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân cũng đem đến những nguy cơ khác nhau, song bỏ mặc Tehran tự ý hành động còn gây ra những ảnh hưởng lớn hơn tới nền kinh tế Mỹ và khiến giá dầu tăng.

Các biện pháp trừng phạt quốc tế đã hạn chế rất nhiều hoạt động xuất khẩu dầu của Iran, làm giảm đáng kể nguồn cung, đồng thời gây áp lực tăng giá dầu toàn cầu. Tuy nhiên, một cuộc tấn công quân sự nhằm vào quốc gia Hồi giáo cũng đồng nghĩa dòng chảy dầu trong khu vực sẽ bị gián đoạn, khi Tehran có thể trả đũa phương Tây bằng cách đóng cửa eo biển Hormuz, nơi 1/5 lượng dầu thế giới được lưu thông.

Cũng giống như "bờ vực tài khóa", chương trình hạt nhân của Iran cũng được coi là một vấn đề an ninh kinh tế và quốc gia của Mỹ
Cũng giống như "bờ vực tài khóa", chương trình hạt nhân của Iran cũng được coi là
một vấn đề an ninh kinh tế và quốc gia của Mỹ

Sự gián đoạn của dòng chảy dầu chắc chắn sẽ gây hậu quả đáng kể về kinh tế, các nhà phân tích nhận định. Tuy nhiên, thất bại trong việc ngăn chặn chương trình hạt nhân của Iran cũng sẽ gây ra vô số hậu quả trực tiếp và gián tiếp lên nền kinh tế Mỹ. Trong báo cáo mới đây, Trung tâm chính sách lưỡng đảng Mỹ - bao gồm các cựu quan chức chính phủ, các nhà ngoại giao, quân sự, phân tích năng lượng và kinh tế - đã đưa ra một bảng thống kê các chi phí thiệt hại liên quan đến năng lượng nếu Mỹ không ngăn chặn được tham vọng của Tehran.

Theo báo cáo, nếu Iran sở hữu hạt nhân có thể gây nên bất ổn, khủng bố, phổ biến vũ khí hạt nhân hay tệ nhất là chiến tranh cho khu vực - qua đó, có thể đây giá dầu tăng cao dù nguồn cung dầu không bị gián đoạn.

Các nhà phân tích đã chỉ ra những hậu quả nếu Iran sở hữu vũ khí hạt nhân, bao gồm: bất ổn tại Ả rập Xê út, các cở sở năng lượng tại Ả rập bí phá hủy, phổ biến vũ khí hạt nhân từ Iran sang Ả rập Xê út, và các biện pháp trừng phạt Iran mất hiệu lực.

Trong kịch bản xấu nhất đó là xảy ra sự phổ biến vũ khí hạt nhân từ Iran sang Ả rập Xê út, các nhà phân tích ước tính thị trường dầu sẽ bị gián đoạn 12 triệu thùng dầu mỗi ngày, tương đương 13% nguồn cung hiện nay. Điều này đồng nghĩa giá dầu sẽ tăng đột biến do bị gián đoạn nguồn cung.

sdNếu không ngăn chặn được Iran, kinh tế Mỹ có thể bị ảnh hưởng nặng nề, thậm chí rơi vào suy thoái
Theo tính toán, nếu các kịch bản trên xảy ra, những thiệt hại mà chúng gây ra cho nền kinh tế sẽ vô cùng lớn. Cụ thể, giá dầu ước tính sẽ tăng từ 10% đến 25% trong năm đầu tiên (tương đương tăng từ 11 tới 27 USD/thùng). Nếu bất ổn vẫn tăng cao, giá dầu thậm chí còn lên tăng 30-50% (tương đương 30 đến 55 USD/thùng) 3 năm sau đó, các nhà phân tích cho biết.

Nếu giá dầu tăng như dự đoán, giá xăng trong năm đầu tiên ước tính tăng từ 10-20%, trong khi giá khí đốt có thể tăng hơn 30% trong năm thứ 3.

Tốc độ tăng giá đột biến như vậy chắc chắn sẽ tác động tiêu cực tới nền kinh tế Mỹ. Ước tính tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ sẽ bị thiệt hại 0,6% trong năm đầu tiên khi Iran sở hữu vũ khí hạt nhân, tương đương 90 tỷ USD, và 2,5% (tương đương 360 tỷ USD) trong năm thứ 3. Con số này, với mức tăng trưởng chậm chạp hiện nay, đủ để đẩy Mỹ rơi vào suy thoái.

Tỷ lệ thất nghiệp theo đó cũng tăng 0,3% trong năm đầu tiên và gần 1% hai năm sau đó, đồng nghĩa 1,5 triệu người Mỹ sẽ rơi vào cảnh thất nghiệp.

Bên cạnh đó, những mâu thuẫn giữa Iran - Ả rập Xê út hoặc Iran - Israel cũng có thể gây ra sự gián đoạn về nguồn cung. Nếu chiến sự giữa những quốc gia này nổ ra, nó có thể khiến giá xăng dầu tăng tới 2,75 USD/gallon, GDP Mỹ giảm 8% 1 năm và 5 triệu người Mỹ thất nghiệp.

Trong khi Washington và các nhà hoạch định chính sách đang mải mê tranh cãi về những gì họ có thể làm để ngăn chặn tham vọng hạt nhân của Iran, họ lại vô tình quên đi những tác động ngắn hạn có thể xảy đến nếu gia tăng áp lực kinh tế, thậm chí hành động quân sự với Iran.

Nguồn WSJ/Khampha


Sự kiện