Ảnh: Financial Times

 
Phùng Mỹ Thứ Tư | 17/02/2021 10:46

Cách duy nhất để chúng ta lấy lại mọi thứ bình thường

Chi phí của các liều tiêm cho tất cả sẽ là một sai số được làm tròn; đó cũng là cách duy nhất để kết thúc đại dịch một cách tốt đẹp.

Theo Financial Times, nền kinh tế thế giới đang hồi phục sau cuộc khủng hoảng COVID-19. Nhưng cuộc khủng hoảng đó sẽ không kết thúc tốt đẹp cho đến khi đại dịch được kiểm soát. Vì virus không biết biên giới nên nó không thể bị kiểm soát ở bất cứ đâu trừ khi nó được kiểm soát ở mọi nơi. 

Tất cả điều này bắt đầu ở Vũ Hán và trong vòng 3 tháng, 180 quốc gia đã bị nhiễm bệnh. Không ai an toàn cho đến khi tất cả mọi người đều an toàn. Ảnh: ST.
Tất cả điều này bắt đầu ở Vũ Hán và trong vòng 3 tháng, 180 quốc gia đã bị nhiễm bệnh. Không ai an toàn cho đến khi tất cả mọi người đều an toàn. Ảnh: ST.

Giải pháp thay thế là chúng ta ở lại trong các nhà tù quốc gia của sự phong tỏa, giãn cách xã hội do virus điều khiển vô thời hạn. Than ôi, đó quả là bức tranh u ám mà chúng ta gặp phải nếu các nhà lãnh đạo không hướng tới lợi ích chung.

Trong Bản cập nhật Triển vọng Kinh tế Thế giới hồi tháng 1, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu ở mức 5,5% trong năm nay và 4,2% vào năm 2022. Hơn nữa, “dự báo năm 2021 được điều chỉnh tăng 0,3 điểm phần trăm so với dự báo trước đó”. Sự thu hẹp toàn cầu vào năm 2020 hiện được cho là đã thấp hơn 0,9 điểm phần trăm so với dự kiến ​​trước đây. 

Đại dịch đã tàn phá nền kinh tế thế giới như thế nào. Ảnh: IMF.
Đại dịch đã tàn phá nền kinh tế thế giới như thế nào. Ảnh: IMF.

Điều kiện tiên quyết để hạn chế thiệt hại lâu dài về kinh tế và xã hội là kiểm soát virus. Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể hy vọng trở lại cuộc sống bình thường. 

Như tổng giám đốc của Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus, lập luận, "chủ nghĩa dân tộc vaccine làm hại tất cả mọi người và không bảo vệ được ai". Hơn nữa, chi phí của một chính sách hướng nội về “sức khỏe ở một quốc gia” không chỉ mang tính kinh tế hẹp. Nó cũng ngụ ý các giới hạn dài hạn đối với việc đi lại xuyên biên giới cho mọi mục đích.

Tỉ lệ tiêm chủng khác nhau rất nhiều ở các quốc gia. Ảnh: Financial Times.
Tỉ lệ tiêm chủng khác nhau rất nhiều ở các quốc gia. Ảnh: Financial Times.

Quan trọng hơn, nó làm tăng nguy cơ dịch tễ học. Virus càng lan rộng thì khả năng xảy ra các đột biến có hại càng lớn. Hiện tại, sự xuất hiện của những đột biến như vậy cho thấy cần phải có một nỗ lực lâu dài để thích ứng với vaccine, ngoài việc phát triển các phương pháp điều trị tốt hơn. Việc ngăn chặn COVID-19 rõ ràng là một chặng đường dài.

Chương trình vaccine năm 2021 cho các nước đang phát triển chỉ ở bước đầu tiên. Ảnh: Financial Times.
Chương trình vaccine năm 2021 cho các nước đang phát triển chỉ ở bước đầu tiên. Ảnh: Financial Times.

Tuy nhiên, điều không thể tránh khỏi là nguồn tài chính quá thấp cho nỗ lực sản xuất và phân phối vaccine cho cả thế giới.

Khi mọi thứ vẫn ổn, chương trình Covax - nỗ lực sản xuất và phân phối vaccine trên toàn cầu - hy vọng sẽ cung cấp 2,3 tỉ liều trong năm nay. Nhưng ngay cả khi điều đó được thực hiện, lượng vaccine cũng sẽ chỉ bao phủ khoảng một phần năm dân số mục tiêu. Và điều này thực sự quá ít để đạt được miễn dịch cộng đồng. 

Nguồn cung cấp theo kế hoạch cũng bị dồn ứ nhiều trong năm nay. Phần lớn các mũi tiêm chủng cần thiết sẽ được thực hiện vào năm 2022 và 2023. Khi đó đã quá muộn. Thật vậy, vào năm tới, việc tái cấp lại những người nhận vaccine đã được sửa đổi có thể rất quan trọng.

Tiền là một vấn đề cốt yếu. Vào cuối năm ngoái, Cam kết Thị trường của chương trình COVID-19 cho rằng đã mua trước liều lượng cho các nước nghèo với số tiền 2,4 tỉ USD. Với những lời hứa được đưa ra kể từ đó, thế giới cần thêm 2 tỉ USD để trả cho các liều thuốc đến hạn chỉ trong năm nay. 

Tổng nỗ lực tiêm chủng có thể sẽ tiêu tốn 35 tỉ USD và hơn thế nữa với nhu cầu tiêm chủng thường xuyên. Sẽ còn tốn kém hơn nếu nỗ lực tăng tốc sản xuất và phân phối vaccine được thực hiện trong năm nay. 

Chương trình Covax cũng chỉ là một phần trong nỗ lực để cứu thế giới. Bên cạnh đó, việc điều trị và thử nghiệm dự kiến sẽ tiêu tốn khoảng tài trợ 27,2 tỉ USD hiện tại và sẽ cần nhiều hơn nữa trong tương lai.

Việc cung cấp vaccine cho các nước đang phát triển phụ thuộc vào một số ít nhà cung cấp. Ảnh: Financial Times.
Việc cung cấp vaccine cho các nước đang phát triển phụ thuộc vào một số ít nhà cung cấp. Ảnh: Financial Times.

Theo IMF, các nền kinh tế tiên tiến đã công bố tăng chi tiêu tài chính thêm 5,6 tỉ USD để ứng phó COVID-19. Và đó chỉ là một phần của tổng chi phí tài chính. Số tiền cần có ngày hôm nay chỉ là 0,5% của số tiền dự kiến phải chi. 

Ngay cả khi số tiền cần thiết để đẩy nhanh quá trình sản xuất và phân phối vaccine để sử dụng trên toàn cầu là 100 tỉ USD thì con số này cũng chỉ là một sai số quá nhỏ như muối bỏ bể so với chi phí tài chính mà đại dịch đòi hỏi. Khoảng chi phí đó chưa nói đến chi phí y tế khổng lồ và những chi phí khác mà đại dịch gây ra.

Có thể bạn quan tâm:

Nguồn gốc COVID-19 ở Trung Quốc vẫn là ẩn số