Ảnh: Market Watch.
Các thị trường mới nổi thận trọng trước đà mạnh lên không ngừng của đồng USD
Với việc xem đồng nội tệ là một vũ khí, nhiều quốc gia đang buộc phải phòng thủ trong, Ngân hàng trung ương các nước dường như có ý định giữ đồng tiền của mình ổn định và ngăn dòng vốn nước ngoài tháo chạy hơn, là phá giá để tăng khả năng cạnh tranh trong thương mại. Các nhà hoạch định chính sách ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Indonesia đã có những động thái để củng cố đồng tiền của nước mình vì triển vọng mất giá nhanh hơn sẽ tạo ra làn sóng rút vốn đầu tư nước ngoài.
Ngoại hối hôm nay 23/5: Vàng vẫn ở mức thấp, USD giữ đà tăng
Trong khi đó, sự bế tắc giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang thúc đẩy các nhà đầu tư tăng mua USD và các nhà hoạch định chính sách của Mỹ có thể phải đối mặt với vấn đề lớn nếu cứ tiếp tục mạnh lên, vì họ đang muốn kích thích lạm phát tăng lên.
Chỉ số USD tăng không ngừng kể từ đầu năm 2019. Ảnh: Market Watch. |
Các lực lượng tác động đến tiền tệ đang phóng đại sự tập trung vào Trung Quốc và cách nước này sẽ ứng xử ra sao trong bối cảnh đồng Nhân dân tệ mất giá. Các nhà giao dịch quyền chọn đang định giá xác xuất khoảng 36% rằng tỷ giá USDCNY sẽ vượt mốc 7 vào cuối năm, mức xác suất cao chưa từng thấy kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính. Vào cuối tháng 3, xác suất chỉ là 15%. Sự mất giá đó đó sẽ đe dọa làm gia tăng căng thẳng với Mỹ và có khả năng khiến các đồng tiền của thị trường mới nổi yếu đi trên diện rộng.
Sebastien Galy, chiến lược gia vĩ mô cao cấp của Quỹ đầu tư Nordea cho biết, kết quả của cuộc chiến thương mại dòng tiền đổ vào USD, làm cạn dần dự trữ ngoại hối của thị trường mới nổi, và các nhà đầu tư lại tăng đầu tư vào Trái phiếu Bộ tài chính Mỹ. Cuối cùng, chỉ có một người chiến thắng là đồng USD.
Đồng Nhân dân tệ suy yếu kể từ lúc Bộ thương mại Mỹ kết luận hãng công nghệ Trung Quốc ZTE vi phạm lệnh cấm vận của Mỹ. |
Thị trường đã bị ảnh hưởng bởi sự không chắc chắn vì căng thẳng thương mại cứ ngày một leo thang. Trong tháng này, hầu như tất cả các loại tiền tệ của thị trường mới nổi đã suy yếu so với đồng bạc xanh. Đồng Nhân dân tệ ở Trung Quốc (CNY) là một trong những đồng tiền mất giá mạnh nhất, giảm 2,6% trong tháng 5 xuống còn khoảng 6,9155 Nhân dân tệ đổi 1 USD vào ngày 23.5, gần với mức rẻ nhất trong năm 2018. Đồng Won của Hàn Quốc trong tuần này cũng đã suy yếu xuống mốc thâp1 nhất trong hơn hai năm, trong khi đồng Rupiah của Indonesia có thiết lập mốc thấp mới trong năm 2019.
Trong khi một loại tiền tệ giảm có thể thúc đẩy xuất khẩu, các ngân hàng trung ương đang báo hiệu mục tiêu của họ bây giờ ngăn làn sóng rút vốn.
“Hàn Quốc thì đang gặp rủi ro trong không gian công nghệ và đồng Rupia của Indonesia thường là một trong những đồng tiền bị tổn hại nhiều nhất do sự mạnh lên của đồng USD”, ông Lisa Synning, một nhà quản lý tiền tệ ở Stockholm. Ông nói thêm: “Tất nhiên, họ lo lắng và muốn thực hiện một số hành động”.
Các nhà chức trách ở Seoul đã tổ chức một cuộc họp nhanh để thảo luận về những gì họ cho là dấu hiệu méo mó trên thị trường tiền tệ, trong khi Ngân hàng Indonesia cho biết họ sẽ phối hợp với các ngân hàng và các tổ chức khác để bảo vệ sự ổn định của đồng Rupiah.
Chỉ số tiền tệ của các nước mới nổi vào xu hướng mất giá mạnh. |
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã tăng tỷ giá USDCNY tham chiếu cao hơn trong ngày thứ tư liên tiếp. Tỷ lệ tham chiếu đã tăng lên đã giúp ngăn chặn sự mất giá của đồng Nhân dân tệ so với các đồng tiền chủ chốt khác.
Các nhà đầu tư đang chờ đợi cuộc họp vào tháng tới giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại cuộc họp G-20 ở Osaka như một bước ngoặt tiềm năng. Nếu hai nhà lãnh đạo không đạt đồng thuận và đồng Nhân dân tệ lại mất giá, các nhà phân tích sẽ theo dõi để xem Trung Quốc phản ứng như thế nào.
“Hạ giá đồng nội tệ [tăng tỷ giá USD/xxx, với những quốc gia yết tỷ giá bằng cách gián tiếp) là phương tiện tự nhiên để bù đắp thuế quan, ông George George Saravelos, chiến lược gia tại Deutsche Bank AG, cho biết trong một ghi chú ngày 17.5.
Nếu chính quyền Trump quyết định áp dụng mức thuế 25% mới đối với 300 tỷ USD nhập khẩu còn lại, đồng Nhân dân tệ sẽ cần mất giá khoảng về khoảng 8,12 Nhân dân tệ đổi 1 USD (USDCNY= 8,12) để bù đắp, theo tính toán được công bố bởi các chiến lược gia của Bank of America vào ngày 17.5.
Sự suy yếu của đồng Nhân dân tệ trong thời gian gần đây đã khiến các nhà giao dịch coi mốc 7 Nhân dân tệ đổi một USD trở nên quá mỏng mạnh. Đà mất giá gây sốc vào tháng 8 năm 2015 đã khiến chứng khoán tại 31 thị trường mới nổi mất 2 nghìn tỷ USD giá trị trong cùng tháng. Và 19/24 đồng tiền của các quốc gia đang phát triển trong một rổ được theo dõi bởi Bloomberg đã mất giá trong tháng đó, với đồng ringit của Malaysia, peso của Colombia và Real của Brazil dẫn đầu đà mất giá.
Tuy nhiên, Goldman Sachs Group nếu USDCNY vượt 7, thì nó sẽ diễn ra dần dần và có trật tự, nhóm các chiến lược gia do ông Zach Pandl phụ trách đã viết trong một báo cáo vào ngày 17.5. Điều đó bởi vì các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc đã báo hiệu mong muốn ổn định tiền tệ của họ.
Nguồn Bloomberg