Argentina đang đối mặt lần vỡ nợ thứ 9
Các thị trường mới nổi lại đối mặt với bóng ma "vỡ nợ"
Sự rối rắm hiện tại với khối nợ hơn 8 nghìn tỷ USD
Theo Bloomberg, các thị trường mới nổi hiện có khối nợ hơn 8,4 nghìn tỷ USD bằng ngoại tệ, tương đương 30% GDP của các nước phát triển. Trong khi đó, 30% GDP cũng chính là khoảng dự phòng cần thiết của các nước phát triển cho các dịch vụ y tế của họ nếu nền kinh tế toàn cầu phát sinh sự cố.
Trước đây, các nhà đầu tư đa phần bị thu hút vào các thị trường mới nổi với mức sinh lợi cao hơn cao hơn, tất nhiên là đi kèm với rủi ro cao, ngay cả khi có vài người đã dự đoán được một cuộc khủng hoảng sắp xảy ra giống như COVID-19.
Gần đây, Argentina đang đối mặt lần vỡ nợ thứ 9 nếu nước này không thanh toán kịp các khoản phải trả ngày 22.5. Financial Times đưa tin các nhà đầu tư và Chính phủ Argentina đã xác nhận sẽ tiếp tục thương lượng sau ngày 22.5, nhưng vẫn có khả năng xảy ra việc vỡ nợ Chính phủ ở quốc gia này. Argentina cho biết sẽ gia hạn đến ngày 2/6 việc thương lượng tái cơ cấu khoảng 65 tỉ USD nợ nước ngoài với các chủ nợ. Hai bên đang gần đạt thỏa thuận để tránh khủng hoảng.
Cứu trợ là cần thiết nhưng câu hỏi là bao nhiêu và ai trả tiền? Các nước G20 ủng hộ kế hoạch tạm hoãn thanh toán nợ từ một số nước nghèo cho đến cuối năm nay. Kế hoạch này được điều phối và triển khai bởi Viện Tài chính Quốc tế (IIF), nơi đại diện cho các ngân hàng và các nhà đầu tư quốc tế lơn.
Tuy nhiên, ý tưởng này sẽ không dành cho 10 quốc gia mà các khoản trái phiếu bằng đồng USD của họ đang được giao dịch với trạng thái rất tệ hại trên thị trường, trong đó có Bahamas, Iraq và Sri Lanka. May mắn hơn, theo Bloomberg đưa tin, Ecuador có thể sẽ một trong những nước được giãn nợ đầu tiên, trước đó, Ecuador đã giành được sự chấp thuận từ các trái chủ để hoãn thanh toán nợ.
Nguồn: Bloomberg, ngày 22/5/2020
Nhưng khó khăn lại đến từ các chuyên gia “Phố Wall”
Một nhược điểm tiềm tàng được IIF trích dẫn là các nhà quản lý quỹ, người nắm giữ nợ của các thị trường mới nổi, lại một chịu áp lực khác ngược lại từ các khách hàng của mình. Khách hàng của quỹ có lẽ sẽ không mấy hài lòng khi các quỹ đồng ý hoãn thanh toán nợ cho các nước mới nổi. Sắp tới, các cuộc đàm phán của một nhóm chủ nợ khác nhau, từ các quỹ phòng hộ ở New York đến các nhà quản lý lương hưu châu Á, sẽ diễn ra để thảo luận về vấn đề này.
Tuy nhiên, ông James Barrineau, người đứng đầu bộ phận nợ - trái phiếu của các thị trường mới nổi tại Schroder Investment, New York, cho rằng: “Việc giãn nợ để cứu trợ cho lĩnh vực kinh tế tư nhân, về cơ bản là một ý tưởng kém thông minh. Kịch bản những tổ chức này đồng ý với kế hoạch cứu trợ trên giống như một cơn ác mộng".
Trên thực tế, đang có một số nhà quản lý quỹ vẫn cho rằng việc hoãn thanh toán nợ không phải lúc nào cũng cần thiết. Mike Conelius, người quản lý mảng nợ thị trường mới nổi của công ty T. Rowe Price Inc., Baltimore cho biết, những khó khăn do COVID-19 gây ra có thể chỉ là tạm thời và các Chính phủ sẽ sớm tìm ra giải pháp chấm dứt tình trạng này.
Còn đối với các quốc gia không thể vượt qua, các nhà đầu tư muốn nghe thứ gì đó ngọt ngào hơn những như lời hứa về các khoản phí bổ sung sau này, để bù lại các khoản thanh toán bị bỏ lỡ hiện tại. “Mỗi nước họ đều có một hoàn cảnh riêng, thử thách và cơ hội khác nhau, không ai giống ai cả. Chúng ta không nên vẽ tất cả các thị trường mới nổi bằng chung một cây bút”, Conelius cảnh báo thêm.
Tuy nhiên, cũng có những người chủ nợ có quan điểm thoáng hơn. “Trong bối cảnh này, cứu trợ có lẽ cần thiết không chỉ cho các nước nghèo mà còn cả các nền kinh tế có thu nhập trung bình. Hơn thế nữa, rất có thể chúng ta sẽ cần phải cung cấp một khoản nợ dài hạn hơn hoặc xóa nợ hoàn toàn cho một vài nước”, Chủ tịch Câu lạc bộ Paris, ông Odile Renaud-Basso, nói với Bloomberg News.
Câu lạc bộ Paris là một nhóm không chính thức của các quốc gia chủ nợ. Ngoài ra, Renaud-Basso cũng cho biết một số quốc gia có thể cần nhiều hơn là chỉ một lệnh hoãn nợ trong sáu tháng hay một năm. “Ngay cả chúng tôi có thể cần phải giảm nợ sâu hơn”.
Hiện tại, các chủ nợ lớn này vẫn chưa tìm được một thống nhất chung về quan điểm đối với các thị trường mới nổi. Theo Bloomberg, các chủ nợ cho biết quốc gia nào đơn phương tạm dừng các khoản thanh toán đều sẽ phải gánh lấy hậu quả. Một mặt khác, một nhóm chủ nợ tư nhân, quản lý hơn 9.000 tỉ USD, đã thành lập một nhóm riêng để đàm phán giảm nợ cho các quốc gia châu Phi, ngoài ra cũng cảnh báo các nước này về những rủi ro nếu như ách tắc trong thanh toán.
Về hệ quả cuối cùng, ông Barry Eichengreen, một nhà kinh tế tại Đại học California, Berkeley và từng là cố vấn của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cho rằng: “Hậu quả gây ra bởi Covid-19 sẽ khiến một số khoản nợ phải được xóa đi và chuyển đổi thành các tài sản mới, nhiều cá nhân và nhà đầu tư tổ chức cuối cùng sẽ phải chịu những nỗi đau. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa quá xấu, các nhà hoạch định chính sách vẫn có thể lạc quan một chút. Các quỹ đầu tư không giống như các ngân hàng, họ không có đòn bẩy cao, vì vậy họ có thể chịu lỗ mà không bị mất ổn định hoặc gầy ra tác động mạnh tới hệ thống tài chính”.
Nguồn Bloomberg