Các quỹ tương hỗ vẫn đổ nhiều tiền vào Nhật
hợp đồng hoán đổi rủi ro vỡ nợ tín dụng là giao dịch gồm 3 bên: A - người đi vay, B - người cho vay và C - người bảo hiểm. Nếu cảm thấy rủi ro bên A không trả được nợ cao, bên B sẽ tìm tới C để bảo hiểm cho khoản nợ đó. B sẽ đóng cho C một khoản tiền theo định kỳ. Đổi lại, nếu A không trả được nợ cho B thì C sẽ thay A hoàn thành các nghĩa vụ nợ với B. Bên bảo hiểm là C sau đó có thể bán những khoản bảo hiểm này ra thị trường cho các nhà đầu tư. |
Với triển vọng kinh tế và lợi nhuận xấu, giá trị các khoản CDS sẽ còn tăng và các quỹ tương hỗ hi vọng mua với giá rẻ hiện nay để bán cao trong tương lai. Họ cho rằng mức giá CDS hiện nay chưa phản ánh đúng rủi ro mà các công ty Nhật sẽ gặp trong tương lai khi xuất khẩu sang Mỹ, Trung Quốc và châu Âu liên tục sụt giảm.
Điều này đúng, ít nhất cho tới thời điểm hiện tại.
Đồ thị trong hình thể hiện số tiền cần thiết để bảo hiểm vỡ nợ cho khoản nợ trái phiếu kỳ hạn 10 năm trị giá 10 triệu USD. Như có thể quan sát, giá trị mà bên cần bảo hiểm, Sony và Nippon Paper, phải đóng đối với khoản nợ tăng mạnh lên gần gấp đôi tại mức đỉnh 435.000 USD trong khoảng thời gian từ tháng 6/2012 đến tháng 11/2012.
Nếu mua CDS vào cuối tháng 6 và bán ra vào thời điểm bất kỳ sau đó, nhà đầu tư sẽ lãi lớn.
Tuy nhiên, hiện tại và tương lai mọi thứ không thực sự chắc chắn như vậy. Ngay sau khi ngân hàng trung ương Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế thông qua nới lỏng tiền tệ, giá những khoản CDS này đã có chiều hướng giảm. Như vậy, nhà đầu tư nếu đang chuẩn bị đổ tiền vào những khoản này cần xem xét cẩn thận.
Nguồn WSJ/Khampha