Thứ Ba | 23/07/2013 12:36

Các quỹ tháo chạy khỏi ngân hàng Trung Quốc

Ngân hàng trong bóng tối cung cấp sự linh hoạt cho thị trường, nhưng những hậu quả kéo theo sau đó là không thể lường trước được.
Hệ thống tài chính linh hoạt hơn

Hiện nay, phần lớn các khoản nợ chảy từ ngân hàng tới người đi vay ở Trung Quốc không còn là quá trình đơn thuần và minh bạch như trước: lấy tiền của người gửi tiền và cho những người có lý lịch tín dụng đảm bảo vay. Thay vào đó, các khoản nợ này đã chảy ra khỏi bảng cân đối tài khoản của ngân hàng thông qua các công ty trung gian tới những người đi vay, những người gặp khó khăn để tiếp cận tiền vay. Những khoản tiền này được áp mức lãi suất cao hơn nhiều so với các giao dịch chính thống.

Thực tế này không phải luôn luôn xấu. Hệ thống ngân hàng trong bóng tối đã cung cấp sự linh hoạt cho một hệ thống tài chính kém linh hoạt. Lãi suất được kiểm soát do ngân hàng không muốn cho vay đối với các công ty tư nhân và các doanh nghiệp mới thiếu tài sản thế chấp và lưu chuyển tiền tệ, nhằm tránh các rủi ro khi cho vay các đối tượng như vậy.

Tỷ lệ chi trả thấp trên tiền gửi cho thấy các hộ gia đình có thu nhập thấp hơn khoản tiết kiệm của họ. Nhiều sản phẩm quản lý tài sản tương tự như các khoản tiết kiệm do các quỹ tiền tệ ở Mỹ đưa ra với lãi suất cao hơn nhiều so với trả lãi tiền gửi, tùy theo mức độ rủi ro của các sản phẩm này.

Nhưng thiếu minh bạch
Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích đồng ý với kết luận của bà Charlene Chu (một nhà phân tích cấp cao của Fitch Ratings) rằng hoạt động ngân hàng trong bóng tối là đáng lo ngại. Hoạt động này là hình thức che giấu các khoản vay không minh bạch. Nhiều sản phẩm quản lý tài sản có thời hạn ngắn hơn nhiều so với thời hạn của dự án mà sản phẩm đó đầu tư vào, vì thế luôn có khả năng dự án đó sẽ không được tái cấp vốn trong giai đoạn tiếp theo. Sự tồn tại của các ngân hàng trong bóng tối cũng làm phức tạp chính sách tiền tệ, khiến cho việc kiểm soát sự tăng trưởng tín dụng - hiện đã đạt gấp đôi GDP - ít hiệu quả.

Do sự thiếu sự minh bạch về thông tin và giá trị tài sản thế chấp, các nhà phân tích tại Argyle và các quỹ đầu tư phòng vệ khác cho rằng sự sụp đổ của nhiều sản phẩm quản lý tài sản sẽ gây nên những hậu quả nặng nề cho các ngân hàng.

Trong sự sụp đổ này, các ngân hàng quốc doanh lớn sẽ không chịu nhiều rủi ro. Tuy nhiên, các ngân hàng cấp hai ở Hong Kong hay Trung Quốc, bao gồm China Merchants, China Minsheng hay Huaxia, có khả năng bị ảnh hưởng. Đó là quan điểm được chia sẻ bởi bà Chu, lưu ý rằng các ngân hàng nhỏ hơn có ít khả năng chịu thua lỗ và các bảng cân đối tài khoản của các ngân hàng này được gắn với các hoạt động như hoạt động của ngân hàng trong bóng tối.
Động thái của các quỹ

Ngân hàng.

Đầu năm nay, nhiều quỹ đầu tư đã bắt đầu bán cổ phiếu của các ngân hàng. Clearwater Capital, một quỹ có lịch sử đầu tư vào các khoản nợ xấu, bắt đầu mua bảo hiểm rủi ro tín dụng trong trường hợp các ngân hàng thiếu tính thanh khoản.

Điều này gây nên sự lo ngại trên thị trường nợ, khiến cho chi phí mua bảo hiểm tín dụng cao hơn. Trong khi đó, vì các ngân hàng hạng hai thiếu các chi nhánh huy động trên toàn quốc, chi phí đi vay của các ngân hàng này cũng bắt đầu tăng lên.

Các ngân hàng châu Á khác đã bắt đầu cắt giảm các cơ sở tín dụng của họ được tạo ra để cung cấp cho các ngân hàng hạng hai của Trung Quốc, gây nên áp lực gia tăng lên các ngân hàng này. Đó là một minh họa rõ rệt cho cách các quỹ đầu tư có thể tự nuôi bản thân. Theo cảnh báo của các quỹ này, các yếu tố rủi ro cho Trung Quốc là sự căng thẳng trong việc duy trì vốn nhân tạo giá rẻ cho khách hàng vay ưu đãi và trả về lợi nhuận nhân tạo kém đối với hầu hết người gửi tiết kiệm.

"Các nhà đầu tư bắt đầu trở nên thận trọng trong việc cung ứng vốn cho các ngân hàng này", Liu Ligang, nhà kinh tế trưởng của Trung Quốc tại ANZ cho biết. "Tất cả các ngân hàng nước ngoài đang xem xét rủi ro tín dụng của các ngân hàng Trung Quốc". Giám đốc điều hành của một ngân hàng lớn của châu Á cho biết thêm rằng ông đã cắt giảm hạn mức tín dụng đối với các ngân hàng Trung Quốc này. "Nếu ngân hàng đó không là một trong top 5 ngân hàng lớn, bất kỳ điều gì cũng có thể xảy ra", ông nói.

Ngân hàng China Minsheng đã chứng tỏ sức ảnh hưởng trong cuộc đua này. Trong số các ngân hàng theo thống kê của JPMorgan, ngân hàng này có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất về tài sản liên ngân hàng, cùng tỷ trọng cao nhất về các khoản nợ liên ngân hàng với tổng nợ phải trả có lãi suất, theo một báo cáo ngày 25/6.

Cho đến gần đây, rất ít quỹ đầu tư phòng vệ có thể dự đoán mức độ mà các động thái chính sách của Ngân hàng trung ương Trung Quốc sẽ làm thay đổi ngành tài chính ngân hàng của nước này. Nhiều quỹ tỏ ra không mấy lạc quan về tình hình tài chính Trung Quốc và không có hoạt động đầu tư nào trong một thời gian dài. Thị trường chứng khoán đã không có bước tiến mới trong 10 năm qua. Tuy nhiên, do quá nhiều quỹ tương hỗ có nghĩa vụ đầu tư vào Trung Quốc và đầu tư vào nước này nghĩa là đầu tư vào các ngân hàng, khiến cho việc đầu tư trở nên quá mạo hiểm.

Trong vài tháng qua, các quan chức tại Ngân hàng trung ương Trung Quốc và Ủy ban điều tiết ngân hàng Trung Quốc đã bày tỏ lo ngại về sự tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ của nền kinh tế. Trong tháng 5, các tổ chức này đã thực hiện các giải pháp, bắt đầu bằng việc ngăn chặn sử dụng hóa đơn thương mại sai. Các điều kiện tiền tệ được thắt chặt, mặc dù không đủ để nâng mức báo động. Tuy nhiên, cung tiền và tăng trưởng tín dụng tiếp tục đạt tốc độ vượt quá mục tiêu mong muốn của các nhà quản lý.

Nguồn CafeF


Sự kiện