Thứ Ba | 22/04/2014 11:09

Các quỹ phòng hộ lập kỷ lục mới về tổng tài sản trong quý I/2014

Trong 3 tháng đầu năm 2014, giới đầu tư tiếp tục đổ tiền vào các quỹ phòng hộ, đưa tổng số tài sản được quản lý lên mức kỷ lục.
Các quản lý quỹ tài sản thay thế đã nhận ròng 26,32 tỷ USD vốn mới trong quý I, mức cao nhất trong gần 3 năm. Về lý thuyết, quản lý các quỹ tài sản thay thế có thể thu lợi trong cả hai điều kiện thị trường tăng và giảm giá.

HFR - một công ty chuyên theo dõi thị trường và chuyên cung cấp số liệu, báo cáo, chỉ số của các quỹ phòng hộ - cho biết, dòng vốn này đã đẩy tài sản của các quỹ phòng hộ nói chung lên đỉnh ở 2,7 nghìn tỷ USD, gần gấp đôi tổng tài sản năm 2008, và đánh dấu quý thứ 7 tăng kỷ lục liên tiếp.

Theo HFR, các nhà quản lý quỹ phòng hộ đầu tư chứng khoán, như tỷ phú David Einhorn và Leon Cooperman, đã nhận tổng số vốn mới nhiều nhất lên đến 16,3 tỷ USD. Xếp thứ hai là các quỹ phòng hộ đầu tư hướng sự kiện, như quỹ do Daniel Loeb quản lý, với 4,1 tỷ USD. Thông thường, các quỹ này sử dụng những chiến lược như đánh cược về việc hoàn thành các vụ sáp nhập hoặc mua lại.

Tính đến cuối quý I/2014, tổng số tài sản mà các quỹ phòng hộ đầu tư chứng khoán và đầu tư hướng sự kiện quản lý lần lượt là 761 tỷ USD và 722 tỷ USD.

Dòng vốn mới vào các quỹ phòng hộ đạt kỷ lục là nhờ báo cáo doanh thu trong quý I của nhiều quỹ thể hiện hiệu quả đầu tư tích cực. HFR cho biết, tổng doanh thu của các quỹ phòng hộ trong 3 tháng đầu năm đạt 1,1%. Trong quý I, các quỹ đầu tư tập trung vào trái phiếu và là sản phẩm thay thế cho chứng khoán, đã kiếm được hơn 2%.

Theo đánh giá cập nhật của tờ The Wall Street Journal, quỹ tài sản cố định thắng lớn nhất là quỹ Credit Opportunities của công ty Tư vấn quản lý vốn toàn cầu York, thu về 7% lãi sau khi trừ các phí trong quý I.

Năm 2014 cũng khiến một số nhà quản lý quỹ thất vọng, đặc biệt là trong vài tuần qua. Tính đến giữa tháng 4, doanh thu của một số quỹ đầu tư tập trung vào chứng khoán giảm ở tỷ lệ hai con số một phần do những màn đánh cược cổ phiếu công nghệ và y tế.

Theo HFR, trong quý I, các quỹ vĩ mô này thực tế đã phải chứng kiến dòng vốn chảy ra lên đến 5 tỷ USD, đánh dấu năm thứ 3 liên tiếp doanh thu âm.


Nguồn Gafin/ WSJ/ NCDT


Sự kiện