Thứ Hai | 04/02/2013 15:11

"Các quốc gia thặng dư thương mại là thủ phạm gây ra khủng hoảng"

Theo nhà kinh tế học Michael Pettis, Đức, Trung Quốc và những nước thặng dư thương mại là thủ phạm gây mất cân đối sản xuất toàn cầu.
Khi bàn về khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thật dễ để tập trung vào những vấn đề cụ thể - bong bóng nhà đất Mỹ, thăng dư thương mại Trung Quốc, sự sụp đổ của tài chính Hy Lạp.

Thậm chí còn dễ dàng hơn để chỉ ra một đối tượng cụ thể nào đó là nguyên nhân gây ra khủng hoảng - như những ngân hàng "tham lam" trên phố Wall, các quan chức thao túng tiền tệ của Trung Quốc hay những nước Địa Trung Hải lười biếng chỉ chăm chăm sống nhờ vào nước Đức tiết kiệm.

Có lẽ thật khó để liên kết những sự kiện hay những nhân vật đó với nhau. Tuy nhiên, giáo sư môn kinh tế học tại Bắc Kinh, ông Michael Pettis, cho rằng trong một nền kinh tế toàn cầu hóa như hiện nay, mọi thứ đều có sự móc nối với nhau.

Ông Pettis cho rằng tương ứng thâm hụt thương mại của quốc gia này sẽ là thặng dư thương mại ở quốc gia khác, do đó không thể lấy thâm hụt thương mại là cái cớ để đổ lỗi cho những sai sót trong nền kinh tế toàn cầu.

Những quốc gia thặng dư thương mại là thủ phạm gây ra khủng hoảng
Đức, Trung Quốc và những nước thặng dư thương mại là thủ phạm gây mất
cân đối sản xuất toàn cầu.

Bên cạnh đó, những chính sách tại quốc gia thặng dư thương mại cũng là một trong những nguyên nhân gây khủng hoảng. Do đó, thâm hụt ngân sách Hy Lạp không phải do sự lười biếng của người dân, mà chúng thực tế là hậu quả của những chính sách tăng cường khả năng cạnh tranh và giảm thất nghiệp từ nước Đức.

Sau khi thống nhất 2 miền Đông Tây, nước Đức đã thực hiện 1 loạt chính sách kích thích sản xuất như giảm lương, giới hạn tiêu dùng trong nước. Kết quả, Đức có một lượng lớn hàng hóa dư thừa để xuất khẩu sang các quốc gia khác, đặc biệt là eurozone - nơi có tỷ giá hối đoái có lợi cho thương mại Đức.

Cách lập luận tương tự cũng có thế được áp dụng để giải thích mối quan hệ Mỹ-Trung Quốc. Nhiều người đổ lỗi thâm hụt thương mại Mỹ là do thói quen tiêu dùng lãng phí các sản phẩm do Trung Quốc sản xuất của người Mỹ. Tuy nhiên, lỗi thực tế lại nằm ở phía Trung Quốc. Bằng cách thúc đẩy sản xuất bền vững và giới hạn tiêu dùng, Trung Quốc đã tạo ra một lượng hàng hóa cực lớn để xuất khẩu sản Mỹ - nền kinh tế mở lớn nhất thế giới.

Những lập luận của ông Pettis không mới, song trong nghiên cứu của mình, ông chú trọng nhấn mạnh vào trách nhiệm của những nước thặng dư thương mại đối với sự mất cân đối sản xuất toàn cầu, cũng như vai trò của họ trong việc sửa chữa sai sót.

Tại Trung Quốc, các cơ quan chức năng không chỉ giới hạn tiêu dùng trong nước bằng cách giảm tiền lương người lao động, mà còn hạn chế cả lãi suất tiền gửi tiết kiệm cho các hộ gia đình nhằm tạo dòng tài chính giá rẻ cực lớn cho hoạt động đầu tư, ông Pettis viết. Chính điều này đã giúp Trung Quốc có khoản tiền dư thừa còn lớn hơn cả nhu cầu đầu tư trong nước.

Trong kinh tế học, do mọi yếu tố cần phải được cân bằng, số hàng hóa dư thừa của Trung Quốc sẽ được đổi lại bằng một lượng tích lũy lớn đồng USD.

Ông Pettis cũng nhấn mạnh Trung Quốc không "chọn" mua trái phiếu Mỹ. Thứ mà Trung Quốc mua về chính là thành quả có được từ những chính sách ức chế tiêu dùng trong nước của mình. Do đó, ông Pettis cho rằng nếu Trung Quốc tẩy chay trái phiếu Mỹ, nguy cơ đối mặt khủng hoảng nợ công của Mỹ là rất cao.

ức, Trung Quốc và những nước thặng dư thương mại là thủ phạm gây mất cân đối sản xuất toàn cầu
Michael Pettis dự đoán tăng trưởng Trung Quốc sẽ giảm từ mức 8% hiện tại xuống còn 3%
sau khi thực hiện tái cân bằng thương mại.

Ông còn viết, để ngăn chặn những hậu quả từ tình trạng "chảy máu" lao động ra nước ngoài, nước Mỹ đã tìm cách tăng thâm hụt ngân sách bằng cách tăng cường phát hành trái phiếu. Kết quả là, lượng trái phiếu Mỹ mà Trung Quốc mua vào cũng tỷ lệ thuận tăng theo.

Nếu Trung Quốc giảm mua trái phiếu Mỹ trong trường hợp số hàng hóa dự trữ cho xuất khẩu cạn kiệt, người hưởng lợi nhiều nhất sẽ chính là nước Mỹ. Tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm trong khi thâm hụt thương mại cũng thu hẹp, ông Pettis khẳng định. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra khi Trung Quốc tăng tiêu dùng nội địa, kích cầu hoặc các biện pháp khác.

Bên cạnh đó, để cân đối lại cần phải có một khoảng thời gian khá dài, chưa kể quá trình tái cân bằng song thiếu trật tự có thể gây ra những hậu quả khôn lường.

Mặc dù vậy, khi nhấn mạnh vào các cơ chế của nền kinh tế toàn cầu, Pettis lại ít tập trung vào vai trò của lịch sử trong quá trình hình thành các sự kiện. Chẳng hạn, những lý do khiến Trung Quốc lựa chọn mô hình tăng trưởng đầu tư có thể giúp giải thích vì sao họ không thể từ bỏ mô hình này, cả Đức cũng vậy.

Kết luận nghiên cứu, Pettish cho rằng Trung Quốc sẽ phải mất một thời gian khá dài để giải quyết tình trạng mất cân bằng. Ông dự đoán tăng trưởng Trung Quốc sẽ giảm từ mức 8% hiện tại xuống còn 3% sau khi thực hiện điều chỉnh.

Đối với Đức, triển vọng còn tồi tệ hơn do tốc độ tăng trưởng chậm trong nhiều năm và những thiệt hại đáng kể từ ngành ngân hàng. Pettis cũng cảnh báo lịch sử đã cho thấy các quốc gia thặng dư thương mại trên thế giới thường là những đối tượng phải chịu thiệt hại nặng nề nhất do suy thoái toàn cầu, đơn cử như Pháp trong thập niên 1930.

Trong khi đó, Tây Ban Nha, Italia, Hy Lạp và những nước khác cũng sẽ buộc phải rời khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone) và tái cơ cấu nợ. Theo Pettis, rất khó để có thể cứu vãn eurozone sau cuộc suy thoái.

Triển vọng của Mỹ thì tươi sáng hơn bởi nền kinh tế lớn nhất thế giới đang trong quá trình "tái cân bằng" từ từ. Mặc dù vậy, viễn cảnh kinh tế toàn cầu sẽ khá ảm đạm do nhu cầu tiêu dùng tiếp tục suy yếu trong nhiều năm.

Nguồn FT/Khampha


Sự kiện