Khoảng 30% ô nhiễm không khí ở bang Punjab của Ấn Độ bắt nguồn từ nước láng giềng Pakistan. Ảnh: Reuters.
Các quốc gia ô nhiễm không khí nhất thế giới
Hầu như toàn bộ dân số toàn cầu hít thở không khí vượt quá giới hạn chất lượng không khí do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt ra. PM2.5 đề cập đến vật chất dạng hạt mịn, có đường kính từ 2,5 micromet trở xuống, có thể đi sâu vào phổi của bạn và gây ra các vấn đề về sức khỏe.
Vào năm 2021, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cập nhật hướng dẫn về chất lượng không khí đối với PM2.5. Mức trung bình hàng năm tối đa được khuyến nghị đối với PM2.5 hiện là 5 μg/m³, giảm so với mục tiêu trước đó là 10 μg/m³. Các nguồn gây ô nhiễm PM2.5 phổ biến bao gồm khí thải động cơ, quá trình đốt cháy của nhà máy điện, khói từ đám cháy, bụi bẩn.
Trong đồ họa dưới đây, là biểu đồ các quốc gia ô nhiễm nhất thế giới theo IQAir, được xếp hạng theo nồng độ PM2,5 trung bình hàng năm (μg/m³) vào năm 2023. Đơn vị μg/m³ đề cập đến microgam trên mét khối.
Nghiên cứu được công bố vào năm 2022 từ Chỉ số chất lượng cuộc sống không khí (AQLI) cho thấy 97,3% dân số thế giới tiếp xúc với mức PM2.5 vượt quá khuyến nghị của WHO. Điều này làm giảm 2,2 năm tuổi thọ trung bình toàn cầu so với một thế giới đáp ứng hướng dẫn của WHO.
Đặc biệt ở Nam Á, AQLI tin rằng người dân có thể mất tới 5 năm tuổi thọ. Khu vực này đã trở thành điểm nóng về ô nhiễm không khí toàn cầu trong nhiều năm, nơi có 37 trong số 40 thành phố ô nhiễm nhất thế giới.
Điều thú vị là các hạt bụi mịn có thể di chuyển hàng trăm km, thường xuyên vượt qua biên giới quốc gia. Ví dụ, khoảng 30% ô nhiễm không khí ở bang Punjab của Ấn Độ bắt nguồn từ nước láng giềng Pakistan. Tương tự, ước tính khoảng 30% ô nhiễm ở các thành phố lớn nhất của Bangladesh có nguồn gốc từ Ấn Độ.
Việt Nam là quốc gia xếp thứ 36 trong tổng 177 quốc gia có mức độ ô nhiễm cao nhất trên toàn cầu. Theo thống kê của Iqair, nồng độ bụi mịn PM2.5 tại Việt Nam vượt quá 4,9 lần so với mức độ không khí đảm bảo.
Tình trạng ô nhiễm môi trường tại Việt Nam càng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Trong đó, TP. Hà Nội đứng đầu bảng về chỉ số ô nhiễm không khí. Chỉ số AQI tại Hà Nội trung bình là 202, sau đó là Bắc Ninh: 171, Thanh Hoá: 165, TP.HCM: 161, An Giang: 154, Thái Nguyên: 153
Hiện nay, tại TP.HCM phần lớn việc phát thải bụi PM2.5 đến từ các hoạt động giao thông chiếm phần lớn, sau đó là các hoạt động công nghiệp và hoạt động dân sinh, thương mại. Chất lượng không khí kém có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ con người, nếu không có việc gì cần thiết, nên hạn chế ra ngoài khi chất lượng không khí ở mức báo động, chỉ số ô nhiễm tăng cao. Những con số đáng cảnh báo sẽ giúp mọi người có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ sức khoẻ của chính bản thân.
Có thể bạn quan tâm:
Lễ hội Songkran - Thái Lan dự kiến thu về 700 triệu USD
Nguồn Visualcapitalist