Chi tiêu cho R&D cũng đang tạo ra một mạng lưới toàn cầu rộng lớn hơn.
Các quốc gia đổi mới nhất năm 2022
Kể từ năm 2000, đầu tư toàn cầu vào nghiên cứu và phát triển (R&D) đã tăng gấp ba lần lên 2,4 nghìn tỉ USD.
Chi tiêu cho R&D cũng đang tạo ra một mạng lưới toàn cầu rộng lớn hơn. Năm 1960, Mỹ chiếm gần 70% chi tiêu cho R&D toàn cầu và đến năm 2020, con số này đã giảm xuống còn 30%. Từ tạo việc làm và sức khỏe cộng đồng đến an ninh quốc gia và khả năng cạnh tranh công nghiệp, R&D đóng vai trò quan trọng trong đổi mới và tăng trưởng kinh tế của một quốc gia, tác động đến gần như mọi lĩnh vực của xã hội, trực tiếp hoặc gián tiếp.
Bên cạnh chi tiêu cho R&D, còn các mảng khác cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tiến độ và đổi mới. Bao gồm công nghệ ứng dụng, nghiên cứu khoa học và đầu tư mạo hiểm,...
Điều gì định nghĩa một nền kinh tế đổi mới?
Rất khó để định nghĩa đổi mới, nhưng Chỉ số Đổi mới Toàn cầu là một nỗ lực nghiên cứu lâu dài để làm điều đó.
Các chỉ tiêu được sử dụng để tính chỉ số đổi mới của mỗi quốc gia bao gồm:
Nhạy bén trong kinh doanh |
Chi tiêu cho R&D của doanh nghiệp, dòng vốn đầu tư ròng trực tiếp nước ngoài |
Nhạy bén trong thị trường |
Quy mô GDP của nền kinh tế, cường độ cạnh tranh thị trường nội địa |
Cơ sở hạ tầng |
Xây dựng đường xá, bệnh viện, trường học, sử dụng năng lượng hiệu quả |
Vốn nhân lực & nghiên cứu |
Tài trợ của chính phủ cho mỗi học sinh, chất lượng của các tổ chức khoa học và nghiên cứu |
Thể chế | Chính trị ổn định và an toàn, dễ khởi nghiệp |
Sản phẩm sáng tạo |
Nhiều thương hiệu giá trị, nhiều thiết kế công nghiệp, nhiều nhãn hiệu độc quyền |
Sản phẩm trí tuệ và công nghệ |
Nhiều bằng sáng chế, năng suất lao động tăng, chi tiêu cho phần mềm |
Điều đáng chú ý là điểm đổi mới tổng thể của mỗi quốc gia là sự kết hợp của các hạng mục kể trên và các quốc gia có điểm số tương tự có thể mạnh trong các lĩnh vực khác nhau.
50 quốc gia đổi mới nhất năm 2022
Thụy Sĩ đứng đầu năm thứ 12 liên tiếp, trên cả Mỹ, Hàn Quốc và Israel.
Đối với nhiều người, điều này có thể gây ngạc nhiên. Tuy nhiên, luật sở hữu trí tuệ của đất nước được xem là đẳng cấp thế giới và được bổ sung bởi sự hợp tác chặt chẽ giữa các trường đại học và ngành công nghiệp. Ngoài ra, quốc gia này còn thu hút những tài năng hàng đầu nhờ chất lượng sống cao.
Đứng thứ hai là Mỹ, quốc gia chi tiêu nhiều nhất cho R&D với hơn 700 tỉ USD mỗi năm. Trên toàn cầu, bốn trong số năm công ty chi tiêu cho R&D hàng đầu là ở Mỹ: Amazon (42,7 tỉ USD), Alphabet (27,6 tỉ USD), Microsoft (19,3 tỉ USD) và Apple (18,8 tỉ USD).
Các quốc gia trên khắp châu Âu cũng nổi bật trong top 10, bao gồm Thụy Điển (3), Vương quốc Anh (4) và Hà Lan (5).
Hàn Quốc (6), được biết đến với cường độ R&D cao, được thúc đẩy bởi các tập đoàn công nghiệp lớn thường thuộc sở hữu gia đình. Samsung và LG là một trong những công ty lớn nhất của quốc gia này.
Có thể bạn quan tâm:
Bất động sản không còn là động lực kinh tế của Trung Quốc
Nguồn Visual Capitalist