Nguồn ảnh: Sky News.
Các quốc gia đi sai hướng với COVID-19
Tổng Giám đốc WHO - Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus nói rằng: “Quá nhiều quốc gia đã đi sai hướng”.
Tổng Giám đốc WHO nói thêm, các ca nhiễm đang gia tăng trong khi các biện pháp ngăn chặn lại không được thông qua hoặc tuân theo. Nguồn ảnh: AFP. |
Châu Mỹ là tâm chấn hiện tại của đại dịch. Mỹ đã chứng kiến sự gia tăng liên tục các ca nhiễm trong bối cảnh căng thẳng giữa các chuyên gia y tế và Tổng thống Donald Trump.
Theo báo cáo của Đại học Johns Hopkins, Mỹ - quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất có hơn 3,3 triệu ca nhiễm và hơn 135.000 ca tử vong.
WHO nói gì?
Tại cuộc họp giao ban tại Geneva hôm thứ 2 ngày 13.7, Tiến sĩ Tedros nói rằng, các thông điệp hỗn hợp từ các nhà lãnh đạo đang làm xói mòn niềm tin của công chúng vào nỗ lực nhằm kiểm soát đại dịch.
Ông khẳng định: “Virus Corona vẫn là kẻ thù công khai số một, nhưng hành động của nhiều chính phủ và người dân không phản ánh điều này”.
Các biện pháp như giãn cách xã hội, rửa tay và đeo khẩu trang trong những tình huống thích hợp cần được thực hiện nghiêm túc. Nguồn ảnh: AP. |
Vị lãnh đạo WHO - Tiến sĩ Tedros cảnh báo rằng thế giới sẽ không trở lại bình thường cũ trong tương lai gần.
Tiến sĩ Mike Ryan, Giám đốc Điều hành của Chương trình Cấp cứu Sức khỏe của WHO lãnh đạo nhóm chịu trách nhiệm về việc ngăn chặn và điều trị quốc tế COVID-19 cho biết: Việc nới lỏng một số biện pháp phong tỏa ở châu Mỹ và việc mở lại một số khu vực đã dẫn đến sự lây truyền mạnh mẽ. Theo Tiến sĩ Tedros, nếu những điều cơ bản không tuân theo, chỉ còn cách là để đại dịch này xảy ra. Ông cũng nhấn mạnh thêm: “Đại dịch sẽ ngày càng tồi tệ và tồi tệ hơn nữa”.
Châu Mỹ Latinh đã xác nhận hơn 145.000 ca tử vong liên quan đến COVID-19, mặc dù con số này được cho là cao hơn nhiều do không xét nghiệm đủ. Một nửa số ca tử vong là ở Brazil - nơi Tổng thống Jair Bolsonaro đã phản đối các biện pháp nghiêm ngặt nhằm kiềm chế sự lây lan của virus.
Tiến sĩ Mike Ryan nói rằng, việc đóng cửa các khu vực rộng lớn sẽ có những hậu quả kinh tế to lớn, nhưng việc phong tỏa địa phương ở những nơi cụ thể là biện pháp cần thiết để giảm thiểu sự lây lan của virus.
Ông Ryan kêu gọi các chính phủ thực hiện các chiến lược rõ ràng và mạnh mẽ. Đặc biệt, chính phủ các nước phải làm cho công dân của họ hiểu và dễ dàng để tuân thủ.
Thế còn vaccine hay miễn dịch thì sao?
Tiến sĩ Ryan cho rằng: “Chúng ta cần học cách sống với virus này”. Ông cảnh báo, những kỳ vọng cho rằng virus có thể bị loại bỏ hoặc một loại vaccine hiệu quả có thể sẵn sàng trong vòng vài tháng là không thực tế.
Các nhà nghiên cứu Thái Lan có kế hoạch thử nghiệm một loại vaccine tiềm năng trên người cho virus Corona mới vào tháng 11. Tuy nhiên, các quan chức của WHO cho biết, thật không thực tế khi hy vọng vaccine sẽ sớm được tìm thấy. Nguồn ảnh: Reuters. |
Tiến sĩ Ryan cho rằng: liệu việc phục hồi sau khi nhiễm virus Corona sẽ dẫn đến khả năng miễn dịch hay không, hoặc nếu có, khả năng miễn dịch đó sẽ kéo dài bao lâu, đây là điều vẫn chưa được rõ ràng.
Một nghiên cứu riêng của các nhà khoa học tại King College London vừa công bố vào thứ hai 13.7 cho thấy, khả năng miễn dịch với virus có thể tồn tại trong thời gian ngắn.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu 96 người để hiểu cách cơ thể chống lại virus một cách tự nhiên bằng cách tạo ra các kháng thể. Và những kháng thể này tồn tại trong bao lâu, trong vài tuần hay vài tháng sau khi hồi phục.
Trong khi hầu hết những người tham gia thì kháng thể của họ có thể phát hiện hay vô hiệu hóa và ngăn chặn virus Corona. Nhưng điều đáng buồn là mức độ kháng thể bắt đầu suy yếu trong vòng 3 tháng.
Nếu một người có kháng thể thì họ có miễn dịch hay không?
Điều này không được đảm bảo. Đây là lý do tại sao WHO lo lắng về việc các quốc gia sử dụng hộ chiếu miễn dịch như một cách để thoát khỏi tình trạng phong tỏa.
Ý tưởng là nếu một người vượt qua bài kiểm tra kháng thể thì họ có thể an toàn trở lại làm việc. Điều này sẽ đặc biệt có giá trị đối với nhân viên tại các trung tâm chăm sóc hoặc bệnh viện tiếp xúc với những người có nguy cơ mắc các triệu chứng nghiêm trọng.
Tuy nhiên, lượng kháng thể ở những bệnh nhân là không bằng nhau. Kháng thể trung hòa là những chất dính vào virus Corona và có thể ngăn chặn nó lây nhiễm vào các tế bào khác. Một nghiên cứu trên 175 bệnh nhân hồi phục ở Trung Quốc cho thấy: 30% những bệnh nhân phục hồi có nồng độ kháng thể trung hòa rất thấp.
Đó là lý do WHO nói rằng: “Khả năng miễn dịch tế bào - phần khác của phản ứng thích nghi - cũng có thể rất quan trọng để phục hồi". Một vấn đề khác là việc một cá nhân có thể được bảo vệ bởi các kháng thể của họ, điều đó không có nghĩa là người đó không chứa virus và truyền nó cho người khác.
Các chuyên gia cho rằng: Trẻ nhỏ dường như không bị ảnh hưởng bởi virus Corona mới. Nguồn ảnh: The New York Times. |
Tại cuộc họp của WHO, các chuyên gia y tế cho biết, trẻ em dưới 10 tuổi chỉ bị ảnh hưởng rất nhẹ bởi COVID-19, trong khi những người trên 10 tuổi dường như bị các triệu chứng trung bình.
Trên toàn thế giới, tương đối ít trẻ em được báo cáo nhiễm COVID-19, căn bệnh gây ra bởi virus Corona mới. Dữ liệu từ Hà Lan cũng xác nhận: trẻ em đóng một vai trò nhỏ trong sự lây lan của virus Corona. Virus chủ yếu lây lan giữa người lớn và từ người lớn trong gia đình đến trẻ em. Sự lây lan của COVID-19 ở trẻ em hoặc từ trẻ em sang người lớn ít phổ biến hơn.
Có thể bạn quan tâm:
► Cơ hội mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc khi ông Trump rút khỏi WHO
► Trung Quốc, Anh và Mỹ trong kỷ nguyên đại dịch
Nguồn BBC