Anh Linh, một công dân Việt Nam đã sang Nhật Bản làm công việc xây dựng và được người Nhật trọng thị. Ảnh: Bloomberg
Các nước phát triển sử dụng người nhập cư để kích thích nền kinh tế như thế nào?
Những người theo chủ nghĩa bài ngoại đã ủng hộ Brexit tại Anh và suýt nữa đã khiến Thủ tướng Đức Angela Merkel mất nhiệm kỳ thứ 4. Tổng thống Trump phát biểu rằng hệ thống nhập cư Mỹ đã “hỏng” – và mặc dù một số đối thủ của ông miễn cưỡng đồng ý với điều này, họ vẫn chưa thể thống nhất về cách giải quyết vấn đề.
Đối với những giải pháp khả thi, nước Mỹ nên lấy cảm hứng từ Canada, là nơi sử dụng một hệ thống tính điểm để sàng lọc những người di cư vì kinh tế, chiếm gần 60% dân nhập cư. Phương pháp này, vốn đặt tiêu chí về giáo dục và kinh nghiệm làm việc, là điều đã giúp chỉ có 27% dân Canada xem người nhập cư là gánh nặng đối với đất nước mình – đây là tỷ lệ % thấp nhấp trong 18 nước, theo cuộc khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew vào tháng 3/2019.
Tại Nhật Bản, nước này gần như chưa bao giờ ủng hộ người nhập cư, đây là quốc gia mà dân nhập cư chiếm chưa đến 2% dân số. Chính phủ đang tiến hành thật cẩn trọng việc giấy phép cư trú 5 năm, nhằm giảm bớt tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng trong nhiều ngành công nghiệp. Sau đây là những câu chuyện dưới đây về cách Canada, Nhật Bản ứng phó với người nhập cư.
Nhật Bản đã mở cửa hơn
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế, hiện năm có khoảng 164 triệu dân lao động là người nước ngoài. Họ thường làm những việc nặng nhọc và nguy hiểm, nhưng tiền lương mà họ gửi về nhà lên đến 480 tỷ USD vào năm 2017, theo Liên Hiệp Quốc (LHQ) – khiến họ chấp nhận những rủi ro. “Cái nghèo tại đất mẹ là thứ giúp họ vươn lên,” theo nhà sử học Cindy Hahamovitch, tác giả cuốn No Man’s Land, một cuốn sách về các chương trình lao động nhập cư phát hành vào năm 2011.
Từ tháng 4/2019, Nhật Bản, vốn là đất nước từ lâu tẩy chay người nhập cư, chính thức bắt đầu cấp visa tạm thời cho những công nhân tay nghề thấp. Sau nhiều năm bảo lưu quan điểm rằng tình trạng thiếu hụt lao động trong nước có thể được giải quyết bằng việc tăng tỷ lệ phụ nữ gia tăng lực lượng lao động, kéo dài tuổi làm việc, và sử dụng nhiều rô-bốt, các chính trị gia đã miễn cưỡng nhận ra rằng những cách đó là không đủ. Lực lượng lao động ngày một già hóa của Nhật Bản dự kiến sẽ thu hẹp 23% trong 25 năm tới, và các vị trí tuyển dụng đã vượt quá số lượng ứng viên với tỉ lệ 3:1 trong các lĩnh vực như xây dựng và điều dưỡng.
Trong vòng 5 năm tới, chương trình mới này sẽ cấp phép cư trú trong 5 năm cho tối đa 345.000 nhân công tay nghề thấp. Trong 5 năm qua, số lượng người nước ngoài làm việc tại Nhật Bản đã tăng gấp đôi, lên gần 2 triệu.
Nhằm xoa dịu các cử tri bảo thủ, Thủ tướng Shinzo Abe đã lập luận rằng chương trình visa “không phải là một chính sách nhập cư,” vì người lao động nước ngoài sẽ không ở đây vĩnh viễn. Điều ít người biết đó là luật này sẽ cho phép một số người lao động gia hạn visa vô thời hạn và cuối cùng là sẽ định cư hẳn tại Nhật Bản, với điều kiện họ vượt qua được bài kiểm tra ngôn ngữ và năng lực.
Bloomberg dẫn ví dụ về anh Nguyễn Văn Linh, người đã rời Việt Nam đến Nhật Bản làm xây dựng. Anh Linh 32 tuổi, trước đây là thợ sửa thiết bị từ Hà Nội, hiện đang làm quản lý tại Công ty Xây dựng KI-Star, phía Bắc Tokyo, với một đội thợ gồm 46 người Việt. Ông Mamoru Sonobe, giám đốc công ty xây dựng KI cho biết: “Tôi muốn anh ấy tham gia việc quản lý.”
Chia sẻ với Bloomberg Businessweek, anh Linh kể lại rằng sau khi tốt nghiệp cấp ba, anh đi học trường nghề tại Hà Nội, học cách sửa chữa đồ đạc.
“Tôi có người bạn làm việc cho Suzuki tại một thị trấn gần Núi Phú Sĩ. Anh ấy kể rằng mình kiếm được 130.000 Yên (khoảng 1200 USD) mỗi tháng, gấp 10 lần số tiền tôi kiếm được. Bạn tôi bảo rằng nếu tôi muốn làm việc tại nước ngoài, có rất nhiều sự lựa chọn, nhưng Nhật Bản trả lương cao nhất.
"Tôi nộp đơn vào một công ty môi giới. Khi tôi bắt đầu làm việc tại KI, tôi rất sợ. Tôi chỉ có một mình, xung quanh chỉ toàn người Nhật. Tôi không hiểu cũng không nói được tiếng Nhật. Nhưng tôi làm việc với họ mỗi ngày, họ đối với tôi rất tốt. Tôi bắt đầu học cách đọc bản thiết kế. Tôi dịch tất cả các từ sang tiếng Việt, ghi vào một cuốn sổ, và học thuộc chúng. Ban đầu, mọi người phải chỉ tôi mọi thứ. Hiện nay, tôi có thể làm gần như bất kỳ công đoạn nào trong việc xây nhà. Đến nay, tôi đã xây được chừng 50 căn".
Ông chủ luôn nói với tôi: “Cố lên, chúng tôi muốn anh trở thành công dân ở đây và ở lại với công ty.” 80% trong tôi muốn ở lại Nhật Bản. Ở đây thật dễ dàng và tiện lợi. Có bệnh viện, cửa hàng tiện lợi, đường sá an toàn. Không có tội phạm”.
Hệ thống tính điểm tại Canada
Trong năm 2018, Canada chào đón 321.040 dân nhập cư, con số lớn nhất kể từ năm 1913.
Sau nhiều năm không kiểm tra lý lịch dân nhập cư, nhằm giải tỏa mối quan ngại về việc dân nhập cư không đóng góp cho nền kinh tế nước nhà, vào năm 1967 chính phủ giới thiệt một hệ thống tính điểm nhằm phân loại cư dân tiềm năng dựa trên những tiêu chuẩn như tuổi tác, khả năng ngôn ngữ, và các kỹ năng. Nhờ hệ thống điểm này, mà Canada được xem là tấm gương trong việc thành công quản lý dân nhập cư.
Nguồn Bloomberg