Các nước mới nổi trước mối nguy từ nợ không hiệu quả
Đồng thời, các nước cũng không có nhiều điều kiện nới lỏng do các tác động tiêu cực của các gói nới lỏng năm 2008 gồm: mức tín dụng cao, mối lo nợ xấu và bong bóng bất động sản, cũng như hậu quả của đầu tư không hiệu quả.
Trung Quốc dẫn đầu các nước mới nổi trong tăng trưởng nợ công với nợ quốc gia tăng từ 20% GDP lên 26% GDP năm ngoái. Các nước khác vốn có tỷ lệ nợ công cao sẵn như Brazil và Ấn Độ, tình hình còn đáng lo hơn. Tuy nhiên, khu vực tư mới là động lực bùng nổ tín dụng chính, do lãi suất thấp và các ngân hàng sẵn sàng cho vay.
Tín dụng khu vực tư Trung Quốc tăng lên 127% GDP năm 2011 từ 107% GDP năm 2007, theo công ty tư vấn Capital Economics. Các nước Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ và Hà Lan, tín dụng khu vực tư cũng tăng khoản 20% GDP mỗi nước.
Tuy nhiên vấn đề đáng lo hơn tỷ lệ nợ trên GDP lớn là tốc độ tăng tỷ lệ này. Chỉ riêng trong 3 năm qua, tỷ lệ nợ trên GDP của Trung Quốc tăng 40 điểm %. Trong khi nhà kinh tế của UBS Wang Tao từng lưu ý rằng 1 nước có nợ trên GDP tới 40% trong 5 năm nhiều khả năng chịu khủng hoảng tài chính.
Ở những nơi khác, dữ liệu mới nhất đều chỉ ra tăng trưởng tín dụng vượt qua 20%/năm ở Colombia, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga. Tại Brazil, tín dụng vẫn đang tăng 23%/năm, ngay cả khi người đi vay đang gặp khó khăn.
Tăng trưởng tín dụng quá nhanh thường có mối liên hệ với lỏng lẻo trong kiểm soát và đầu cơ tài sản, mà sau đó dẫn tới nợ xấu và đầu tư không hiệu quả. Ví dụ ở Trung Quốc, theo Citigroup, giai đoạn 2002-2008, 4 đơn vị đầu tư sẽ tạo ra thêm 1 đơn vị GDP ở Trung Quốc, thì tỷ lệ này 2009-2011 tăng lên 5:1. Tương tự, trước năm 2008,1 đơn vị GDP cần 1,8 đơn vị tín dụng, thì 2009-2011 cần gấp đôi số đó, tương ứng 3,6 đơn vị tín dụng mới tạo ra 1 đơn vị GDP.
Các nền kinh tế phát triển quá nhanh dễ dẫn tới mất hiệu quả. Nhưng các nền kinh tế mới nổi ngay lúc này đang tăng trưởng chậm lại, nên cái giá phải trả cho bùng nổ tín dụng sẽ sớm lộ ra. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, tăng trưởng GDP thị trường mới nổi sẽ giảm xuống 5,7% từ 6,3% năm ngoái, giảm mạnh từ 8% trước khủng hoảng.
Trong dài hạn, các nền kinh tế mới nổi vẫn có nhu cầu đầu tư lớn, tương ứng đó là nhu cầu tín dụng cấp vốn cho chúng. Do vậy, quan trọng, họ cần thời gian để cấu trúc lại, chọn lọc các khoản đầu tư tốt, xử lý nợ, và tiếp tục phát triển, tuy nhiên với bối cảnh khủng hoảng hiện nay, thời gian không còn nhiều.
Nguồn FT/ DVT