Các nước đang phát triển đồng loạt hạ giá nội tệ thúc đẩy xuất khẩu
Peso của Chile tăng lên cao nhất từ tháng 9 vào ngày 9/8, chạm ngưỡng buộc ngân hàng trung ương nước này bán USD vào năm 2008 và 2011. Won không thay đổi nhiều sau khi chạm cao nhất 4 tháng vào 9/8, trong khi ngày 7/8 ringgit của Malaysia cũng tăng lên cao nhất từ tháng 5. Trong khi đó, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu 2012 giảm xuống 3,8% năm nay, chậm nhất 3 năm so với 5,9% năm 2011 và 12,8% năm 2010.
Điều này buộc các nước đang phát triển sau khi dùng hơn 59 tỷ USD dự trữ ngọai hối hồi tháng 5 và 6 để ngăn tiền tệ mất giá, đảo ngược chính sách sang hạ giá nội tệ.
Trung Quốc hạ tỷ giá tham chiếu nhân dân tệ xuống thấp nhất từ tháng 11, điều mà theo Citigroup sẽ gây khó khăn cho các tiền tệ châu Á khác.
Ngân hàng trung ương Philippines vừa hạ lãi suất cơ bản hôm 26/7 xuống 3,75% để hạn chế peso tăng giá. Đồng peso tăng 4,6% với USD trong năm nay.
Hàn Quốc, nước có xuất khẩu sang Trung Quốc, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) chiếm 44% năm ngoái, cũng đang điều chỉnh việc mua nợ bằng đồng won từ nước ngoài, sau khi các nhà đầu tư nước ngoài tăng lượng giữ trái phiếu lên kỷ lục 89,7 nghìn tỷ won vào tháng 7, theo số liệu chính phủ Hàn Quốc.
Cộng hòa Séc có thể hạ giá đồng koruna khoảng 10% so với tiền tệ các đối tác giao dịch để đưa nền kinh tế dựa vào xuất khẩu của mình thoát khỏi suy thoái, theo Bank of America.
Bộ trưởng tài chính Colombia - Juan Carlos Echeverry vừa hối thúc ngân hàng trung ương hôm 8/8 tăng gấp đôi mức mua USD tối thiểu hiện tại là 20 triệu USD/ngày lên 40 triệu USD/ ngày, để hạ giá đồng peso. Ông nhận định "Chúng ta đang trong cuộc chiến tiền tệ, và ai không chiến đấu sẽ thất bại".
Bhanu Baweja, chiến lược gia của UBS ở London nhận định các nhà quản lý các nước này sẽ tích cực hơn trong việc hạ tỷ giá hối đoái.
Tuy nhiên, áp lực tăng giá với tiền tệ các nước mới nổi có thể vẫn còn khi các ngân hàng trung ương các nước phát triển tăng kích thích tiền tệ để hồi phục tăng trưởng, theo Frances Cheung, chiến lược gia tại Credit Agricole CIB ở Hong Kong.
Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 1.8 tuyên bố kích thích thêm thúc đẩy tăng trưởng nếu cần thiết. Ngày sau đó, chủ tịch ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) cũng cho biết sẽ mua nợ ngắn hạn các chính phủ để xoa dịu thị trường.
Nguồn Bloomberg/ Khampha