Pháo đài Đỏ của Ấn Độ chuẩn bị cho lễ kỷ niệm Ngày Độc lập. Nước này đang xem xét luật để tăng cường kiểm soát dữ liệu được thu thập trong biên giới của mình. Ảnh: Nikkei Asian Review.
Các nước châu Á xây dựng "pháo đài" dữ liệu để bảo vệ tài sản
Theo Nikkei Asian Review, khi các công ty đặt giá trị ngày càng lớn vào dữ liệu như một phần thiết yếu trong hoạt động của họ, các quốc gia đang bắt đầu xem thông tin như một nguồn tài nguyên quốc gia mới.
Với sự gia tăng này, các quốc gia đang bắt đầu xây dựng cơ sở của riêng mình thông qua luật pháp để tích trữ tài sản. Tuy nhiên, các công ty công nghệ cho rằng những loại pháo đài dữ liệu này sẽ kìm hãm sự đổi mới.
Các nước châu Á là những quốc gia tích cực nhất trong phong trào này. Trong số 8 quốc gia yêu cầu bản địa hóa lưu trữ dữ liệu được thu thập có 5 quốc gia nằm trong khu vực. Quốc gia tích cực nhất hiện tại là Ấn Độ.
Các công ty công nghệ, trong đó có những tên tuổi lớn như Microsoft và Siemens, cho biết: "Chúng tôi lo ngại rằng một số điều khoản trong dự luật sẽ cản trở tăng trưởng kinh tế của đất nước, hạn chế khả năng đổi mới của các công ty hoạt động trên thị trường.
Quy định về bao vây dữ liệu lan rộng khắp thế giới. Ảnh: ECIPE. |
Khuôn khổ của dự luật sẽ yêu cầu các doanh nghiệp lưu trữ dữ liệu trên các máy chủ trong nước, đồng thời hạn chế rất nhiều việc chuyển giao qua biên giới. Các quy tắc không chỉ bao gồm thông tin cá nhân mà còn bao gồm một số dữ liệu công nghiệp, khiến các doanh nghiệp phải lo lắng về viễn cảnh không thể sử dụng dữ liệu của chính họ một cách tự do.
Các quan chức hàng đầu của Ấn Độ cho rằng dữ liệu là một dạng tài sản quốc gia mới. Khi các chính phủ nhận ra giá trị của nó, Ấn Độ và một số quốc gia khác ở châu Á, đang thực hiện các bước để tích trữ nó trong biên giới của mình.
Chúng bao gồm các yêu cầu đối với việc bản địa hóa dữ liệu hoặc lưu trữ dữ liệu trong nước. Đây là các biện pháp tương đương với chủ nghĩa bảo vệ dữ liệu. Nếu đi quá xa, những điều này có nguy cơ cản trở dòng thông tin tự do xuyên biên giới quốc gia và ngăn cản thế giới thu được lợi ích đầy đủ từ nguồn tài nguyên này.
8 quốc gia đã chuyển sang áp đặt các yêu cầu nội địa hóa, trong đó 5 quốc gia ở châu Á, bao gồm Trung Quốc, Việt Nam và Indonesia. Các biện pháp này dường như nhằm hạn chế các công ty công nghệ nước ngoài và giúp phát triển ngành công nghiệp trong nước.
Trung Quốc và Việt Nam hạn chế chặt chẽ việc chuyển giao không chỉ dữ liệu cá nhân mà còn cả những thông tin nhạy cảm khác, chẳng hạn như thông tin liên quan đến an ninh quốc gia. 38 quốc gia và khu vực khác, bao gồm Mỹ và Nhật, cũng đặt ra những ràng buộc khác đối với việc gửi dữ liệu ra khỏi quốc gia đó.
Các chi tiết cụ thể, chẳng hạn như yêu cầu giám sát và các loại dữ liệu được bao phủ, khác nhau giữa các quốc gia, tạo ra một cơn đau đầu tốn kém cho các doanh nghiệp đa quốc gia. Theo ước tính, chi phí bổ sung cho việc xử lý dữ liệu tại các văn phòng ở nước ngoài của các doanh nghiệp đa quốc gia sẽ lên tới hàng trăm ngàn USD hoặc hơn.
Hội đồng Nghiên cứu về Quan hệ Kinh tế Quốc tế của Ấn Độ đã đưa ra một báo cáo về tác động tiêu cực của quy định quá mức đối với nền kinh tế dữ liệu vào năm ngoái. Chi phí tuân thủ làm giảm lợi nhuận của các công ty. Đồng thời, các quy tắc là một trở ngại cho các công ty nước ngoài tìm cách tham gia thị trường.
Báo cáo cho biết: "Sự sụt giảm 1% trong luồng dữ liệu xuyên biên giới sẽ làm giảm khối lượng thương mại 696,71 triệu USD đối với Ấn Độ”.
Nếu các quốc gia đi quá xa trong việc cố gắng chứa dữ liệu trong biên giới của họ và ngăn các doanh nghiệp nước ngoài tham gia quá trình này, thì việc thu thập dữ liệu từ phần còn lại của thế giới sẽ trở nên khó khăn hơn. Điều đó khiến các quốc gia này nghèo dữ liệu hơn họ.
Việc tích trữ dữ liệu là biểu tượng của sự đứt gãy trên phạm vi rộng hơn của internet. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ là tạm thời. Bản chất của nền kinh tế dữ liệu là càng nhiều dữ liệu kết hợp với nhau, càng trở nên cạnh tranh hơn. Ngay cả những quốc gia cố gắng tạo rào cản dữ liệu cũng sẽ kết nối lại với bên ngoài khi họ tìm kiếm thêm.
Các giới hạn về dòng chảy xuyên biên giới làm tổn hại đến hoạt động kinh doanh và có nguy cơ khiến các quốc gia trở nên nghèo hơn. Ảnh: KrASIA. |
Giám đốc Jovan Kurbalija tại DiploFoundation và là người đứng đầu nền tảng internet Geneva cho biết: “Nhân loại đã tạo ra Liên Hiệp Quốc để bảo vệ hòa bình, thúc đẩy nhân quyền và thúc đẩy phát triển. Ngày nay, chúng ta phải đối mặt với những vấn đề mới mà những người soạn thảo và ký kết Hiến chương Liên Hiệp Quốc khó có thể lường trước được”.
Ông Jovan Kurbalija chia sẻ: “Để giải quyết chúng, nhân loại cần một ngôi nhà kỹ thuật số - một không gian mà các quốc gia, công dân và công ty có thể làm việc cùng nhau để giải quyết các vấn đề chính sách và đảm bảo rằng công nghệ vẫn phục vụ nhân loại”.
Việc soạn thảo các quy tắc bảo vệ thông tin cá nhân trong khi tối đa hóa lợi ích của dữ liệu lớn, theo cách mà các quốc gia có thể đồng ý, sẽ là một trong những thách thức chính của kỷ nguyên kỹ thuật số.
Có thể bạn quan tâm:
► Hy vọng về vaccine gây ra cơn sốt cho các thị trường mới nổi