Ảnh: Getty Images.

 
Nguyên Hồ Chủ Nhật | 31/12/2023 13:29

Các nhà hàng ngàn cân treo sợi tóc vì Đức khủng hoảng ngân sách

Hàng loạt chủ nhà hàng đang phản đối việc áp dụng mức thuế VAT cao hơn trước đại dịch tại Đức.

Ông Kemal Üres, chủ một quán bar tapas ở Hamburg, đã dành cả năm qua để nói với những người theo dõi trên mạng xã hội của mình rằng hàng nghìn cơ sở kinh doanh như của ông sẽ bị phá hủy do kế hoạch tăng thuế.

Người đàn ông tự gọi mình là “Gastroflüsterer”, hay người thì thầm trong nhà hàng, đang vận động để vĩnh viễn cắt giảm thuế giá trị gia tăng đối với các bữa ăn tại nhà hàng như trong thời đại đại dịch. Mặt khác, quyết định tăng thuế VAT từ mức 7% kể từ năm 2020 lên 19% vào tháng 1 của chính phủ Đức sẽ dẫn đến giá cả cao hơn, cắt giảm việc làm và có khả năng mang tới 30.000 vụ phá sản, ông nói. Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế ủng hộ việc tăng lương đã bác bỏ những cảnh báo như vậy và cho rằng đó là sự hù dọa.

Đức ít nổi tiếng về ẩm thực dân tộc hơn các nước như Pháp hay Ý. Tuy nhiên, các cuộc khảo sát cho thấy 2/3 người Đức đi ăn ngoài ít nhất mỗi tháng một lần và lĩnh vực nhà hàng là một phần quan trọng trong nền kinh tế đất nước, với khoảng 130.000 công ty sử dụng 1,3 triệu nhân viên toàn thời gian và bán thời gian, đồng thời tạo ra khoảng 50 tỉ euro doanh thu hàng năm.

Các nhà hàng tại Đức vẫn chưa hoàn toàn phục hồi lại mức trước đại dịch. Ảnh: FT.
Các nhà hàng tại Đức vẫn chưa hoàn toàn phục hồi lại mức trước đại dịch. Ảnh: FT.

Nhưng phán quyết của toà án hiến pháp nhằm ngăn chính phủ sử dụng các quỹ ứng phó với đại dịch đã gây rối loạn cho kế hoạch công bố ngân sách năm 2024 của chính phủ liên minh do Thủ tướng Olaf Scholz đứng đầu - và khiến ông Üres cảm thấy vô vọng.

Để khắc phục tình trạng thiếu hụt ngân sách, chính phủ Đức trong tháng này cho biết họ sẽ cắt giảm 17 tỉ euro chi tiêu, chấm dứt trợ cấp trong các lĩnh vực từ xe điện đến dầu diesel nông nghiệp. Bộ tài chính đã lên kế hoạch tăng thêm 3 tỉ euro mỗi năm bằng cách áp mức thuế VAT cho các bữa ăn tại nhà hàng ở mức cao hơn và gần đây họ xác nhận rằng điều này vẫn sẽ được tiếp tục. 

“70 đến 80% nhà hàng ở Đức là doanh nghiệp nhỏ do một gia đình hoặc doanh nhân điều hành và việc tăng thuế này sẽ khiến nhiều người phá sản và thay đổi ngành này giống như Mỹ, nơi các chuỗi lớn chiếm 80% toàn ngành." ông Üres cảnh báo.

Ông Robert Mangold, người đứng đầu Tập đoàn Tiger & Palmen, công ty sở hữu một số nhà hàng ở Frankfurt, cho biết: “Sẽ có những đợt đóng cửa, đặc biệt là ở khu vực nông thôn”. Giá thực đơn cũng sẽ tăng mạnh vì không có khách sạn hay nhà hàng nào có tỷ suất lợi nhuận 12% và có thể bù đắp khoản tăng VAT"

Các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh và cửa hàng bán đồ mang đi sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ mức thuế VAT thấp hơn, điều mà Mangold cho biết sẽ mang lại cho họ lợi thế không công bằng so với các nhà hàng truyền thống. 

Tuy nhiên, các nhà kinh tế tin rằng những cảnh báo về làn sóng phá sản và giá cả tăng vọt trong các nhà hàng Đức đang bị cường điệu hoá. Ông Friedrich Heinemann, đồng tác giả nghiên cứu về việc liệu có nên kéo dài thời gian giảm thuế cho các nhà hàng hay không, do Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Châu Âu Leibniz công bố vào tháng 10, cho biết: “Họ đang phóng đại quá mức."

Ông Heinemann cho biết các nhà hàng “đã tăng giá ồ ạt” sau khi lệnh phong tỏa Covid được dỡ bỏ, khi nhiều người tiêu dùng lại đổ xô đi ăn ngoài. 

Điều này được hậu thuẫn bởi dữ liệu của Eurostat, cho thấy giá nhà hàng ở Đức đã tăng 23,4% trong 4 năm tính đến tháng 10, vượt xa cả tỷ lệ lạm phát quốc gia và giá nhà hàng ở phần còn lại của khu vực đồng euro trong khoảng thời gian đó.

Ông Heinemann ước tính, việc tăng thuế VAT sẽ không ảnh hưởng đến đồ uống, vốn chiếm khoảng 1/4 hóa đơn trung bình của nhà hàng, do đó, tổng chi phí đi ăn ngoài có thể chỉ tăng 4-5%. 

Một số nhà hàng có thể phá sản do những thay đổi về cấu trúc trong xã hội hậu đại dịch theo hướng làm việc tại nhà nhiều hơn và đi công tác ít hơn, tất cả đều có nghĩa là mọi người ít đi ăn ngoài hơn. Nhưng ông Heinemann cho rằng những xu hướng này cũng không đủ cơ sở để yêu cầu mức thuế thấp.

Ông nói: “Nếu có sự thay đổi cơ cấu lâu dài, việc trợ cấp để duy trì hoạt động kinh doanh là một ý tưởng tồi vì điều đó sẽ chỉ tạo ra các công ty xác sống”. 

Số vụ vỡ nợ liên quan đến ngành nhà hàng khách sạn tại Đức đang nhen nhóm tăng. Ảnh: FT.
Số vụ vỡ nợ liên quan đến ngành nhà hàng khách sạn tại Đức đang nhen nhóm tăng. Ảnh: FT.

Không còn nghi ngờ gì về việc tăng thuế vào tháng 1 được đưa ra vào thời điểm khó khăn đối với 200.000 công ty trong lĩnh vực nhà hàng của Đức. Theo dữ liệu từ cơ quan thống kê liên bang, doanh số bán hàng của họ vẫn thấp hơn gần 15% so với mức trước đại dịch trong tháng 10 và đã có những dấu hiệu ban đầu về căng thẳng tài chính gia tăng trong lĩnh vực này.

Trong 9 tháng đầu năm nay, đã có 893 doanh nghiệp trong ngành ở Đức vỡ nợ, bao gồm các nhà hàng, khách sạn, quán bar và khu cắm trại. Con số này tăng hơn 1/3 so với một năm trước, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức gần 2.000 đạt được trong cùng kỳ những năm ngay sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008.

Bà Ingrid Hartges, tổng giám đốc hiệp hội nhà hàng Đức Dehoga, cảnh báo một biến động lớn hơn nhiều đang rình rập đối với lĩnh vực này, có thể gây ra “sự hoang tàn ngày càng gia tăng ở nội thành và khu vực nông thôn, dẫn đến mất đi sức hấp dẫn và chất lượng cuộc sống”.

Gần 2/3 số người được hỏi cho rằng việc tăng thuế sẽ “ảnh hưởng nặng nề về mặt kinh tế”, trong khi 12% lo ngại bị đẩy đến bờ vực phá sản và 5% cho biết họ sẽ phá sản. Nó cũng cho thấy gần 89% nhà hàng dự kiến ​​sẽ tăng giá.

Bà Hartges cho biết: “Tổng cộng, chúng tôi ước tính khoảng 12.000 doanh nghiệp sau đó sẽ phải đóng cửa, trong đó nhiều doanh nghiệp gia đình vừa và nhỏ sẽ bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng”.

Đối mặt với sự gia tăng mạnh về chi phí thực phẩm, năng lượng, nhiên liệu, tiền thuê nhà và tiền lương, một số chủ nhà hàng đồng nghiệp của Üres ở Hamburg đã chuẩn bị rời đi.

“Một số người bạn của tôi dự định biến nhà hàng của họ thành căn hộ dành cho sinh viên - tất cả họ đều đã sẵn sàng làm chuyện đó. Điều này sẽ thay đổi bức tranh về các đường phố cao cấp ở Đức chỉ trong vài năm nữa”. ông nói.

Có thể bạn quan tâm: 

Sự xa xỉ khó kìm chân của châu Âu