Chủ Nhật | 16/12/2012 07:00

Các ngân hàng trung ương thống trị tài chính thế giới như thế nào

Với các gói QE hàng tỷ USD, các ngân hàng đang tạo nên một đế chế tài chính mới nhằm kiểm soát và thao túng nền tài chính thế giới.
Trong năm 2012, quyền lực kiểm soát của các thể chế tài chính, như Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), đối với nền kinh tế thế giới đã lên mức cao chưa từng có. Dựa trên tình trạng hiện tại và hành vi của các thị trường, có thể thấy sự kiểm soát này sẽ còn kéo dài trong nhiều năm tới trước khi mọi thứ thay đổi, hãng CNBC nhận định.

Sau tất cả, một câu hỏi được đặt ra là: Các ngân hàng trung ương sẽ làm thế nào để rời chân khỏi bàn đạp kích thích trong bối cảnh kinh tế thế giới còn rất nhiều vấn đề nan giải?

Có thể thấy, 13 ngân hàng trung ương trên thế giới đang bước theo sự dẫn dắt của Fed và thiết lập lãi suất ở mức gần hoặc bằng 0, nhằm duy trì thanh khoản và vực dậy nền kinh tế ốm yếu của mình. Theo ngân hàng Bank of America, 14 nền kinh tế lớn này cũng chiếm khoảng 65 nghìn tỷ USD vốn chủ sỡ hữu và vốn hóa thị trường trái phiếu của thế giới.

fgh
Các ngân hàng trung ương đang tự biến mình thành một nền kinh tế đốc lập
để can thiệp và thao túng thị trường.

Đối với các chương trình mua trái phiếu, hay còn gọi là các gói nới lỏng định lượng, ngân hàng trung ương Mỹ Fed chiếm tới 3.000 tỷ USD, dự kiến đến cuối năm 2013, con số này sẽ lên tới 4.000 tỷ USD.

"Nếu tính chung tất cả các ngân hàng trung ương trên thế giới, các chương trình thu mua trái phiếu có thể lớn hơn 9.000 tỷ USD. Con số này tương đương với một nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới", giám đốc đầu tư khu vực tại ngân hàng Wells Fargo Private Bank, ông Marc Doss, cho biết.

Thực vậy, các ngân hàng trung ương đang tự biến mình thành một nền kinh tế đốc lập, một đế chế hàng nghìn tỷ USD để can thiệp và thao túng thị trường.

Vậy câu hỏi được đặt ra là: Các ngân hàng trung ương đang điều hành thế giới tài chính như thế nào?

Hôm 12/12 vừa qua, chủ tịch Fed, Ben Barnanke, và Ủy ban thị trường mở (FOMC) cho biết sẽ tiếp tục duy trì lãi suất gần bằng 0 cho đến khi tỷ lệ thất nghiệp Mỹ giảm xuống 6,5% và lạm phát tăng lên 2,5%. Tuy nhiên, với tình hình hiện nay, kết quả mà Fed mong đợi chắc chắc phải mất một vài năm mới trở thành hiện thực, các chuyên gia nhận định.

Trong khi đó, các thị trường chứng khoán vẫn tỏ ra "vô cảm" trước những chính sách của Fed. Hôm 12/12, phố Wall đã tiếp tục đà giảm do lo ngại những gì Fed làm hiện tại là chưa đủa.

Trên thực tế, các nhà chiến lược tại Bank of America cho rằng rủi ro chính đối với phố Wall trong năm tới chính lại là việc kinh tế Mỹ được cải thiện đáng kể. Nguyên nhân là do, nếu kinh tế được cải thiện, chắc chắn Fed sẽ cho chấm dứt các biện pháp hỗ trợ kinh tế hiện tại và đẩy kinh tế rơi vào trạng thái hỗn loạn một lần nữa.

Chiến lược gia đầu tư tại Bank of America, ông Michael Hartnett, cho rằng lý do duy nhất khiến các tài sản rủi ro tăng giá là nhờ các gói kích thích của các ngân hàng trung ương lớn. "Với các gói QE dường như vô hạn và lãi suất bằng 0, bất kỳ sự thay đổi nào sau đó có nguy cơ làm ảnh hưởng tới triển vọng thanh khoản đều có khả năng gây xáo trộn cho thị trường", ông Hartnett nói.

việc các ngân hàng trung ương can thiệp quá mạnh vào thị trường trái phiếu và liên tục bơm tiền khiến các thị trường trở nên dễ tổn thương hơn trước bất kỳ sự thay đổi nào.
Các ngân hàng trung ương can thiệp quá mạnh vào thị trường đang khiến các thị trường trở nên dễ tổn thương hơn.
Ông Harnett cũng tỏ ra lo ngại rằng việc các ngân hàng trung ương can thiệp quá mạnh vào thị trường trái phiếu và liên tục bơm tiền khiến các thị trường trở nên dễ tổn thương hơn trước bất kỳ sự thay đổi nào.

Có thể nói, chính sách tiền tệ luôn luôn quan trọng đối với thị trường, nhưng không phải theo cách các ngân hàng trung ương đang làm hiện tại, các chuyên gia nhận định.

"Chưa bao giờ các nhà đầu tư tỏ ra lo ngại trước xu thế tăng trưởng quá mạnh của trị trường như hiện tại. Nếu Fed để thị trường tự quyết số phận của mình, có thể thị trường sẽ suy sụp. Tuy nhiên, khi không thể dự đoán được thị trường sẽ tiến triển theo hướng nào, các nhà đầu tư sẽ lựa chọn giải pháp đứng ngoài cuộc và quan sát", các nhà chiến lược tại Deutsche Bank nhận xét.

Trong khi đó, các nhà cái phố Wall dường như lại đặt cược quá nhiều vào sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán trong năm 2013, bởi họ tin rằng các cổ phiếu sẽ tăng mạnh nhờ kinh tế Mỹ tăng trưởng khiêm tốn và Fed tiếp tục các chính sách điều tiết của mình.

Ngân hàng JPMorgan cũng dự báo Fed sẽ tiếp tục ràng buộc chính sách của mình với các mục tiêu kinh tế cụ thể trong năm 2013, một phần trong nỗ lực nằm ngăn chặn tình trạng hỗn loạn về tài chính và chính trị ở Washington.

Tuy nhiên, chính tâm lý này đang khiến nguy cơ rủi ro đối với các nhà quản lý tăng lên, đặc biệt là trong thị trường tài sản lợi suất cao. Mặc dù chứng kiến sự bay hơi vốn trong tháng 11, các loại tài sản do các quỹ các quỹ tương hỗ trái phiếu dưới chuẩn vẫn tăng 19% trong năm nay. Đây chính là kết quả của việc các nhà đầu tư đang mò mẫm tìm kiếm lợi suất trong bối cảnh các ngân hàng hạ lãi suất gần bằng 0 như hiện tại.

Các chuyên gia cho rằng đây là cuộc chơi đầy mạo hiểm của các ngân hàng trung ương và không thể biết khi nào cuộc chơi đó sẽ dừng lại.

Nguồn CNBC/Khampha


Sự kiện