Thứ Sáu | 17/05/2013 16:15

Các ngân hàng trung ương đang tự trói mình

Các ngân hàng trung ương nên cẩn trọng với những cam kết về tương lai khi họ muốn thiết lập chính sách tiền tệ một cách linh hoạt.
2 chuyên gia kinh tế Nikola Mirkov của Đại học St Gallen và Gisle James Natvik của ngân hàng Norges nói rằng các ngân hàng trung ương có thể trở nên "miễn cưỡng" khi họ thông báo cho nhà đầu tư về khả năng giảm lãi suất.

Đây là một chủ đề nóng đối với các lãnh đạo ngân hàng trung ương bao gồm cả chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Ben Bernanke.

Với nỗ lực đánh giá sự thành công của chính sách kích thích, các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu với các ngân hàng trung ương của New Zealand và Na Uy.

Các chuyên gia phát hiện ra rằng cả 2 quốc gia đều không muốn đi chệch khỏi những dự báo chính sách của họ. Động thái của các ngân hàng trung ương được giải thích bằng định hướng trước đó tốt hơn là những quy định của chính sách.

Theo các chuyên gia, sự bắt buộc đi chệch khỏi các dự báo trong quá khứ có thể giúp các nhà hoạch định chính sách tránh gây những cú sốc kinh tế bất ngờ.

Các quan chức Anh cũng đã cảnh báo về nguy cơ ngân hàng trở thành "tù binh" của các cam kết trong quá khứ.

Xu hướng toàn cầu hoá gia tăng khiến các nền kinh tế dễ gặp rủi ro bởi các thị trường tài chính nước ngoài. Trong một báo cáo công bố tuần này bởi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), chuyên gia kinh tế Arnaud Mehl đã tìm thấy 43 trường hợp thị trường chứng khoán Mỹ biến động khó lường từ năm 1885.

Sau đó, ông Mehl đã nghiên cứu một nhóm gồm 16 quốc gia để xem xét sự phản ứng của họ với các tình huống. Có 20% thị trường trong số các thị trường chứng khoán toàn cầu giảm điểm khi cú sốc kinh tế Mỹ xảy ra.

Bản báo cáo này có thể giúp các nhà hoạch định chính sách theo dõi dễ dàng các nền kinh tế dễ bị ảnh hưởng để có những biện pháp hỗ trợ tránh lan toả ra các thị trường khác.

Các ngân hàng trung ương đang tìm cách đa dạng hoá dự trữ của họ. Trong thập kỷ qua, dự trữ của họ đã tăng gấp đôi. Nhiều ý kiến cho rằng IMF - quản lý 2.200 tỷ USD đang xem xét thay đổi nơi họ đặt đồng tiền nắm giữ.

Một trong 7 ngân hàng trung ương đã tham gia vào thị trường chứng khoán và 10% số ngân hàng đang xem xét tạo ra các quỹ tài sản công, theo báo cáo của 2 chuyên gia Aideen Morohan và Christian Mulder.

Trong khi các ngân hàng chủ yếu dự trữ bằng USD thì các chuyên gia kinh tế nhận thấy nhân dân tệ ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến cũng như đô la Australia và đô la Canada.

IMF cho biết, dự trữ của các ngân hàng trung ương hiện nay tương đương với 1/3 thị trường trái phiếu của 34 nước thành viên thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Tuy nhiên, các nhà kinh tế nói rằng sự điều chỉnh dự trữ của các ngân hàng trung ương không bắt kịp với sự phát triển của kinh tế thế giới.

Ngoài ra, các chuyên gia Douglas J. Elliott, Greg Feldberg và Andrea Lehnert cho rằng những chính sách đưa ra nhằm thắt chặt tín dụng không có tác động đáng kể nhưng chính sách kích thích hoạt động kinh tế bằng việc nới lỏng tín dụng có ảnh hưởng tới mức dư nợ.

Một nghiên cứu cũng chỉ ra gần 2/3 các ngân hàng trung ương trên thế giới không sử dụng phương tiện truyền thông xã hội tuy nhiên báo cáo cũng nhấn mạnh sự nguy hiểm của các phương tiện này.

Nguồn Bloomberg/Khampha


Sự kiện