Thứ Tư | 15/05/2013 18:10

Các ngân hàng trung ương có lặp lại sai lầm của Greenspan?

Alan Greenspan là Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) từ năm 1987-2006 và là chủ tịch nổi tiếng với chính sách "Greenspan put".
Các tác giả trong đó bao gồm chuyên gia kinh tế Paul Krugman từng đoạt giải Nobel kinh tế và chiến lược gia George Cooper đã nêu bật tác động lâu dài của "Greenspan put". Đồng thời họ giải thích tại sao kỷ nguyên tiền tệ mất giá trong thời gian 2000-2006 là một trong những nguyên nhân của khủng hoảng tải chính.

"Greenspan put" nói đến việc chủ tịch Fed Alan Greenspan luôn sẵn sàng giảm lãi suất để hỗ trợ thanh khoản cho thị trường.

Mặc dù trong thời gian này các nước phương tây và Nhật Bản đang cố gắng thoát khỏi suy thoái thì các quốc gia này vẫn ở trong tình trạng không mấy tốt đẹp.

Hồi tháng 2, các thị trường chứng khoán đều đạt mức cao kỷ lục và xu hướng này vẫn còn tiếp tục. Tuần trước, chỉ số Dow Jones đóng cửa trên mốc 15.000 điểm lần đầu tiên và chỉ số FTSE 100 giao dịch trên 6.500 điểm so với mức cao lịch sử 6.930 năm 1999. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản cũng tăng hơn 60% trong 6 tháng qua.

Vậy xu hướng này được hỗ trợ bởi các nền tảng kinh tế cơ bản? Điều này có thể xảy ra ở Mỹ, nhưng ở châu Âu, những vấn đề của khu vực đồng euro (eurozone) vẫn chưa được đẩy lùi và nước Anh đang nỗ lực giải quyết tất cả các vấn đề. Trong khi đó, Nhật Bản áp dụng chính sách "Abenomics" để thoát khỏi giảm phát.

Hầu hết mọi người đều nhận ra rằng thị trường chứng khoán tăng là do các nền tảng kinh tế.

Giá cổ phiếu tăng hầu hết là do những động thái của ngân hàng trung ương. Mức lãi suất thấp tiếp tục được áp dụng, nới lỏng định lượng và mua sắm tài sản đã khiến các nhà đầu tư lạc quan hơn. Giá cả tăng khi có tin tức tốt được công bố và nếu có cả tin xấu thì các nhà đầu tư cũng không cần lo lắng bởi các ngân hàng trung ương sẽ bơm thêm tiền và mua thêm tài sản. Vì vậy, nhà đầu tư không có gì để mất.

Cũng giống như bất kỳ sự bùng nổ bong bóng bất động sản nào, giá tăng khi tiền tệ trở nên rẻ mạt giống như một bong bóng tài sản tài chính.

Không chỉ có Fed, Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản và cả các ngân hàng trung ương trên thế giới đều hạ lãi suất và "thao túng" tiền tệ nhằm hỗ trợ xuất khẩu.

Trước đó vào năm 2009 và 2010, một số chuyên gia cảnh báo về chương trình mua tài sản và giảm lãi suất có thể khiến thế giới phải đối mặt với suy thoái. Do đó, thị trường cần phải đứng lên bằng đôi chân của mình nhưng hiện nay với bất kỳ chính sách thắt chặt tiền tệ nào cũng sẽ mang đến thảm hoạ.

Một nghịch lý nữa là ngân hàng trung ương chỉ thắt chặt chính sách tiền tệ khi kinh tế rơi vào khó khăn. Nói cách khác, lãi suất sẽ tăng cao và giảm nới lỏng định lượng là dấu hiệu cho thấy thị trường đang tăng trưởng.

Tuy nhiên, thời kỳ giá chứng khoán phản ánh tình hình kinh tế sẽ khá lâu và những gì hiện hữu là bong bóng thị trường không bền vững, thời kỳ tiền mất giá vẫn tiếp tục và sau đó kinh tế rơi vào suy thoái.

Nguồn CNBC/Dân Việt


Sự kiện