Các ngân hàng Nhật Bản tăng mạnh cho vay đầu tư ở nước ngoài
Mua bán & sáp nhập (M&A)
Giám đốc điều hành của Softbank cho biết, nhu cầu tài trợ cho thương vụ mua lại Sprint được ủng hộ mạnh từ các ngân hàng Nhật Bản. Các đơn vị cho vay từ Nhật Bản thậm chí sẵn sàng cho vay thêm.
Sau khi bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, hệ thống ngân hàng đã tăng mạnh cho vay các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) bên ngoài. Năm 2010 lượng cho vay tăng tăng gấp 8 lần năm 2009; còn năm 2011 tăng 20% cho vay dạng này so với năm 2010 (Hình 1).
Cầu tiền trong nước yếu là một phần dẫn tới việc hệ thống ngân hàng Nhật Bản phải tìm kiếm chỗ giải ngân bên ngoài. Lý do còn lại là những khoản vay để đầu tư bên ngoài sẽ phải chấp nhận chi phí vốn cao hơn khoảng 33 điểm cơ bản, tương đương với 1/3 điểm phần trăm.
Nhu cầu đang lên từ cơ hội mảng M&A với đơn vị nước ngoài trong khi đồng yên mạnh và lãi suất thấp đã thúc đẩy doanh nghiệp đi vay.
Lãi suất cho khoản vay mà Softbank phải chịu trong 1 năm dao động từ 1% tới 2%. Bên cạnh đó, USD đã giảm 33% so với đồng yên kể từ cuối 2006. Chi phí vốn tính bằng yên sẽ càng rẻ hơn nữa.
Các công ty Nhật Bản đã chi trả gần 102 tỷ USD trong tổng số 573 thương vụ M&A trên khắp thế giới trong năm nay. Các thương vụ chính được tổng hợp trong Hình 2. Con số này đã phá mức kỷ lục 84 tỷ USD năm ngoái, theo dữ liệu từ Dealogic.
Bên phía cho vay, tập đoàn tài chính Mizuho ngoài việc tư vấn còn đóng vai trò tài trợ chính trong các thương vụ Softbank mua lại Sprint, Itochu cùng với KKR & Co. mua lại công ty hoạt động trong lĩnh vực dầu khí Samson Investment Co.
Tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ (MUFG), ngân hàng lớn nhất Nhật Bản, cho vay hơn 2,5 tỷ USD vào thương vụ 5 tỷ USD công ty quảng cáo Dentsu mua lại Aegis Group.
Mở rộng đối tượng cho vay
M&A không phải là động lực duy nhất cho vay ra bên ngoài. Hệ thống ngân hàng Nhật Bản còn cho vay các dự án khác từ xây dựng nhà máy tại các nước khác cho tới những khoản vay hợp vốn để xây dựng nhà máy điện.
Ví dụ, cho vay của MUFG trong nước vẫn dừng tại mức 68 nghìn tỷ yên (850 tỷ USD) tính tới tháng 3/2012 như năm trước nhưng các khoản vay ra bên ngoài đã tăng 21% lên hơn 24 nghìn tỷ yên. Cho vay bên ngoài dù cho chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi với khoản vay này lên tới 1,07% so với con số 0,68% của khoản vay trong nước.
Khối lượng cho vay trong nước của Mizuho tăng 0,6% lên 54 nghìn tỷ yên (675 tỷ USD) tính tới tháng 3/2012 trong khi vay bên ngoài tăng 36% lên 120 tỷ USD. Chênh lệch lãi suất cho hai khoản vay trong và ngoài nước lần lượt là 0,61% và 1,04%.
Rủi ro
Trong cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ nợ dưới chuẩn tại Mỹ năm 2008, Mizuho đã mất khoảng chục ngàn tỷ yên do đánh giá lại nợ. Vì vậy ngân hàng đang tiến hành những biện pháp quản trị rủi ro chắc chắn hơn. Nợ xấu đối với các khoản vay châu Á giảm xuống dưới 1% và nợ xấu trong nước là 1,63% so với tổng dư nợ.
Điều này các ngân hàng sẽ phải cân nhắc kỹ hơn khi cho vay nước ngoài vì rủi ro đối với các khoản nợ này khó dự đoán hơn so với các khoản nợ trong nước.
Nguồn WSJ/Khampha