Các ngân hàng lớn nhất nước Mỹ lên kế hoạch đề phòng phá sản
Ngoài ra, một số tổ chức tài chính lớn của châu Âu như Deutsche Bank, Barclays, Credit Suisse và UBS cung đang chuẩn bị kế hoạch khẩn cấp trước thời hạn này.
Ước tính vào cuối năm 2013, sẽ có khoảng 124 ngân hàng dự kiến trình kế hoạch của mình lên FDIC.
Các kế hoạch này, hay còn gọi là "di chúc sống", được chuẩn bị theo các quy định của luật của cách tài chính Dodd-Frank, được xây dựng nhằm giúp chính phủ không phải giải cứu các ngân hàng lớn.
Theo luật Dodd-Frank, các ngân hàng phải xem xét thanh lý thông qua hai cách tiếp cận khác nhau. Đầu tiên là thông qua tòa án phá sản, khi đó các ngân hàng sẽ tiến hành đàm phán với các chủ nợ. Cách thứ hai đòi hỏi FDIC phải kiểm soát nhằm bảo đảm việc thanh lý sẽ không gây hại cho kinh tế.
Việc các ngân hàng lớn đồng loạt đệ trình kế hoạch thanh lý được cho là do tuyên bố của JPMorgan trong tháng trước, trong đó cho biết ngân hàng này đã thất bại trong kinh doanh và lỗ hơn 2 tỷ USD, khiến nhiều người lo ngại sẽ làm bùng nổ một cuộc khủng hoảng tài chính mới.
Tháng trước, Giám đốc điều hành của JPMorgan, ông Jamie Dimon phát biểu trước Quốc hội Mỹ rằng việc lên kịch bản dự phòng cho tình huống xấu nhất sẽ giúp ngân hàng này phá sản mà không gây hại cho những người đóng thuế Mỹ.
Đạo luật Dodd-Frank, thông qua vào tháng 7/2010, được xây dựng nhằm tránh lặp lại việc chính phủ phải cứu trợ các ngân hàng sụp đổ trong cuộc khủng hoảng năm 2008. Đây được coi là bước cải cách thị trường tài chính sâu rộng nhất của nước Mỹ, giúp bao quát và tu chỉnh hầu hết các vấn đề trọng yếu của thị trường tài chính nhằm tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, đảm bảo nguyên tắc thị trường và bảo vệ tốt hơn người tiêu dùng nói chung và người gửi tiền nói riêng. |
Nguồn RT/DVT