Các ngân hàng châu Âu lo "bốc hơi" tiền gửi
Thậm chí sau khi Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB)bơm hơn 1.000 tỷ euro (1.278 tỷ USD) tài trợ các khoản vay lãi suất thấp kì hạn3 năm cho hàng trăm ngân hàng, hệ thống tài chính lục địa này vẫn rất dễ tổnthương trước viễn cảnh tiền gửi đột ngột bị rút đồng loạt.
Hy Lạp rời eurozone sẽ tạo ra tâmlý khách hàng nghĩ điều tương tự sẽ xảy đến với các quốc gia đang gặp khókhăn khác như Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha và rút tiền khỏi các quốc gia này, gây ra khủng hoảng thanh khoản ở một cấp độ mới. Philippe Bodereau, người đứng đầu bộ phânnghiên cứu tín dụng châu Âu ở Pimco nhận định.
Tuần trước, tin đồn về việc tiền bị rút ra khỏi ngânhàng mới quốc hữu hóa Bankia của Tây Ban Nha buộc các quan chức ngân hàng cũngnhư chính phủ phải lên tiếng phủ nhận thông tin.
Ngoài ra, các khách hàng Anh cũng rútkhoảng 200 triệu bảng (316,4 triệu USD) khỏi chi nhánh ở Anh của ngân hàngBanco Santander của Tây Ban Nha sau khi 16 ngân hàng nước này bị hạ bậc tínnhiệm.
Lý do khiến nhiều người lo lắng là một phần lớn tỷ lệ tiền gửi ngân hàng ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, và Italia cóthể rút ngay lập tức. Ngoài ra, có rất ít rào cản ngăn những khách hàng lo âu chuyểntiền từ một ngân hàng ở một nước châu Âu sang bất kì ngân hàng nào khác trongkhối 27 quốc gia này.Theo ngânhàng trung ương Tây Ban Nha, khoảng 30% tiền gửi thương mại vàcá nhân trong nước của Tây Ban Nha là tiền gửi không kì hạn, nghĩa là chúng có thể bị rút bất kì lúcnào khách hàng mong muốn. Số liệu của các ngân hàng trung ương khác cũng chỉ ra 48% tiềngửi trong nước của Italia có thể rút nhanh chóng, và tỷ lệ ở Bồ Đào Nha là 21%.
Nhà nghiên cứu của Citigroup, Stefan Nedialkove dựa trên các dữ liệu trước trong cuộc khủng hoảng ngành ngân hàng củaArgentina đầu những năm 2000, dự đoán các ngân hàng ở Ireland, Italia, Bồ ĐàoNha và Tây Ban Nha có thể nhanh chóng mất 90 tỷ euro cho đến 340 tỷ eurotiền gửi nếu Hy Lạp rời eurozone. Trong đó riêng Tây Ban Nha mất từ 38-130 tỷeuro.
Lượng này chiếm tới 10% cơ sở tiền gửi các nước đó, rút tiền đột ngộtnhư vậy có thể khiến một số ngân hàng cạn tiền và phá sản,thậm chí những ngân hàng lớn nhất cũng phải cắt giảm cho vay và bán tháo tài sảnđể bảo vệ nguồn quỹ của mình.
Tuy nhiên ông Nedialkov nghĩ rằng có thể tránh được thảm họa khi ngân hàng trung ương châu Âu(ECB) đưa ra các khoản cho vay giá rẻ thông qua chương trình tái cấp vốn dài hạn(LTRO) để giải cứu.
Bên cạnh đó, theo một nguồn tin thân cận, để làmxoa dịu nguy cơ này, một vài quan chức Liên minh châu Âu (EU) cân nhắc tới việc đưa ra kế hoạch EUđảm bảo tiền gửi cho khách hàng ngân hàng, giúp bổ trợ thêm cho cácđảm bảo quốc gia. Tuy nhiên kế hoạch này sẽ được phát triển thế nào vẫn chưa rõràng.
Nguồn WSJ/DVT