Thứ Sáu | 04/05/2012 10:03

Các ngân hàng châu Á đối mặt với nhiều dấu hiệu rủi ro

Các ngân hàng châu Á đối mặt với tỷ lệ nợ xấu tăng vọt và lợi nhuận sụt giảm, đặc biệt nếu tình hình kinh tế thế giới xấu đi.
Mặc dù có sự tăng trưởng kinh tế khá mạnh mẽ, rủi ro đang ngày càng tăng lên đối với các ngânhàng châu Á. Trong số đó, tăng trưởng tín dụng quá nóng trong những năm vừa qua, nợ cá nhân tăngtrong khu vực, ảnh hưởng tiêu cực từ khủng hoảng nợ châu Âu và kinh tế Trung Quốc sụt giảm là nhữngrủi ro lớn nhất.

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor nhận định, các ngân hàng châu Á sẽ bước vào điểmngoặt trong chu kỳ tín dụng trong năm nay sau khi tăng trưởng tín dụng tăng vững chắc trong 2 đến 3năm qua.  Theo Naoko Nemoto, chuyên gia phân tích tín dụng tại S&P, ở châu Á tăng trưởngkinh tế đã làm lu mờ đi các vấn đề mà hệ thống ngân hàng châu Á đang gặp phải. Ông đưa ra dự báo nợxấu sẽ tăng nhanh trong năm nay.


Tỷ lệ tín dụng ngân hàng so với GDP ở châu Á (ngoại trừ Nhật Bản).

Các dấu hiệu cảnh báo đã bắt đầu xuất hiện với các vụ vỡ nợ của Kingfisher Airlines Ltd ở Ấn Độ,công ty bất động sản Hangzhou Glory Real Estate Co ở Trung Quốc, nhà sản xuất chip  ElpidaMemory Inc ở Nhật Bản - vụ vỡ nợ lớn nhất của nước này kể từ khi chiến tranh thế giới thứ 2 kếtthúc.

Một số ngân hàng cho biết họ đang trở nên khó tính hơn, hạn chế cho vay đối với những khách hàngtrong những lĩnh vực được dự đoán sẽ tăng trưởng chậm trong tương lai. Cạnh tranh gay gắt hơn trongviệc tìm kiếm khách hàng có chất lượng cao cũng có thể làm giảm lợi nhuận.

Theo hãng môi giới CLSA Asia Pacific Markets, tỷ lệ nợ xấu ở châu Á hiện đang thấp hơn 73% so vớimức trung bình trong dài hạn. Một số nước có tỷ lệ 1% hoặc thấp hơn. CLSA cũng cho đưa ra dự báocác khoản nợ xấu sẽ tăng vọt trong năm nay.

Cùng lúc đó, các dấu hiệu cảnh báo xuất hiện đối với một số ngân hàng toàn cầu có vị trí quan trọngở châu Á như Standard Chartered, HSBC Holdings và Citigroup Inc.

Standard Chartered đã nhận thấy những dấu hiệu cảnh báo sớm rằng nợ xấu sẽ bao trùm khu vực châu ÁThái Bình Dương trong năm 2011 từ 1 năm trước đó. Trong lời bình luận về những tháng đầu năm 2012,ngân hàng này lưu ý tỷ lệ nợ không thu hồi được từ khách hàng đang cao hơn so với cùng kỳ năm ngoáido phạm vi cho vay rộng hơn và tiến hành đa dạng sản phẩm.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng tỷ lệ tăng trưởng tín dụng cao của Standard Chartered đã bảo vệ chosự gia tăng của các khoản nợ xấu. Theo dự báo, tỷ lệ nợ không thu hồi được sẽ đạt khỏang 0,7 điểmphần trăm trong năm nay, tăng gấp đôi so với năm ngoái đồng thời tỷ lệ lợi nhuận/cổ phiếu giảm 25%đến 30% so với cùng kỳ năm ngoái.

Giới phân tích cũng cho rằng Standard Chartered là ngân hàng chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ biến độngthị trường so với HSBC. HSBC đã thu hẹp cho vay trong năm 2011. Tuy nhiên, ngân hàng này cũng đanggặp phải một số khó khăn. Theo báo cáo của HSBC, mặc dù dự phòng tiền vay bị mất giảm từ mức 12,1tỷ USD trong năm 2010 xuống còn 1,9 tỷ USD năm 2011 do tái cơ cấu, khoản dự phòng này lại tăng 36%ở Hồng Kông, lên mức 156 triệu USD. 

Sau nhiều năm tỷ lệ nợ xấu giảm, Citigroup cũng nhận thấy những dấu hiệu tiêu cực từ kết quả kinhdoanh quý I ở châu Á. Các khoản giải ngân của ngân hàng này ở châu Á đối với các khách hàng doanhnghiệp đã tăng lên gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, giá trị các khoản vay được xếpvào diện kiểm soát rủi ro tín dụng đã tăng 49% so với quý IV năm 2011, lên mức 499 triệu USD. Đốivới khu vực khách hàng cá nhân, giá trị tăng 5%, lên mức 474 triệu USD. 

Nguồn CafeF


Sự kiện