Các ngân hàng châu Á có thể thiếu 1.000 tỷ USD theo Basel III
Trong báo cáo triển vọng kinh tế hồi tháng 4, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cho biết tăng trưởng kinh tế của các nước Đông Nam Á dự kiến đạt 5,5% trong vòng 5 năm tới, kéo theo đó là một lượng lớn tiền sẽ được chi tiêu cho hạ tầng cơ sở. Chẳng hạn, hồi đầu tháng 2 năm nay, chính phủ Thái Lan công bố kế hoạch chi 2 nghìn tỷ Baht (63 tỷ USD) trong 7 năm để phát triển cơ sở hạ tầng đất nước.
Song hành với tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế khu vực, bảng cân đối kế toán của các ngân hàng châu Á cũng mở rộng đáng kể, dẫn tới tình trạng thiếu hụt vốn trong trung hạn khi phải đáp ứng các tiêu chuẩn của Basel III.
Theo ông Gupta, mặc dù hiệp ước Basel III không yêu cầu các ngân hàng phải tăng dự trữ vốn trong 1 hoặc 2 năm tới, song xét về trung hạn, các ngân hàng châu Á sẽ lâm vào tình trạng thiếu hụt vốn.
"Trừ khi một lượng lớn vốn tư nhân đổ vào, các ngân hàng mới có thể tránh được tình trạng thiếu hụt vốn. Song điều này rất khó xảy ra, do đó phần lớn vốn sẽ do nhà nước bơm vào. Đối với một số quốc gia dồi dào dự trữ, điều này là có thể, nhưng với những quốc gia thâm hụt thì không", ông Gupta cho biết.
Basel III là một bộ quy tắc chuẩn quốc tế với những quy định nghiêm ngặt hơn dành cho các ngân hàng được Ủy ban Giám sát ngân hàng Basel ban hành ngày 12/9/2010.Basel III yêu cầu vốn chủ sở hữu (vốn cấp 1) của các ngân hàng phải nâng từ 4% lên 6%. Trong 6% vốn cấp 1 đó, 4,5% phải là vốn của các cổ đông phổ thông. Thời hạn để thực hiện riêng quy định này là ngày 1/1/2015.Thỏa thuận Basel III là viên gạch nền móng của nỗ lực từ các nhà điều hành quốc tế theo sau cuộc khủng hoảng tài chính 2007 – 2009, nhằm đảm bảo rằng hệ thống ngân hàng toàn cầu sẽ vững chắc hơn. |
Nguồn Risk/Dân Việt