Các công ty đa quốc gia châu Á, như Huawei của Trung Quốc và Tata của Ấn Độ, đã nổi lên trong thế kỷ này và nhiều công ty khác dự kiến sẽ xuất hiện trên toàn cầu. Ảnh: The Balance.
Các nền kinh tế lớn nhất thế giới theo thời gian
Theo dữ liệu từ IMF, 4 trong số 6 quốc gia hàng đầu trên thế giới tính theo quy mô tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo đồng giá sức mua (PPP) vào năm 2028 sẽ nằm ở châu Á. Điều này đồng nghĩa các nền kinh tế ở châu Âu bị đẩy xuống thứ hạng thấp hơn.
Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và Ấn Độ đã xuống dốc kể từ những năm 1990, trong khi Indonesia gần đây đã lọt vào Top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới và dự kiến đạt hạng 6 vào năm 2028. Nhật, một nền kinh tế lâu đời, được kỳ vọng sẽ lên hạng 4 vào năm 2024, trong khi Nga sẽ tụt xuống hạng 7.
Tầng lớp trung lưu đang phát triển ở châu Á là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự dịch chuyển GDP của châu lục này. Mặc dù Trung Quốc từng ghi nhận thị trường tăng trưởng kỷ lục trong phần lớn thế kỷ XXI, nhưng quốc gia này đang phải giải quyết vấn đề dân số già, điều này sẽ gây cản trở cho tiêu dùng. Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Indonesia, cùng với Philippines và Malaysia, dự kiến tăng đáng kể lực lượng lao động trong những năm tới, góp phần làm tăng thu nhập khả dụng trung bình.
Các công ty đa quốc gia châu Á, như Huawei của Trung Quốc và Tata của Ấn Độ, đã nổi lên trong thế kỷ này và nhiều công ty khác dự kiến xuất hiện trên toàn cầu. Tuy nhiên, tăng trưởng nhanh ở châu Á cũng đi kèm với hàng loạt vấn đề, chẳng hạn như khoảng cách ngày càng tăng nhanh giữa thu nhập ở nông thôn và thành thị, suy thoái môi trường cũng như thách thức mới về suy giảm dân số.
Có thể bạn quan tâm:
Ông Biden và ông Trump nhiều khả năng sẽ "tái đấu" trong cuộc bầu cử 2024
Nguồn Statista