Người mua sắm dạo qua các quầy hàng trái cây tươi và rau quả tại một khu chợ đường phố ở khu phố Ipanema, Rio de Janeiro, Brazil. Ảnh: Dado Galdieri/Bloomberg.
Các nền kinh tế hàng đầu thế giới đối đầu với lạm phát, dịch bệnh và chiến tranh
Phạm vi của cú sốc giá tiêu dùng chưa từng có đã gây ảnh hưởng đến nhiều nước thành viên kể từ khi G-20 (Nhóm 20) được thành lập vào cuối thế kỷ trước. Cú sốc trên bị thúc đẩy bởi lo lắng về nguồn cung dài lâu, chi phí năng lượng tăng cao và cuối cùng là căng thẳng quân sự giữa Nga và Ukraine có thể chuyển thành xung đột bất kỳ lúc nào.
Tổ hợp thách thức mà các bộ trưởng tài chính cũng như Ngân hàng trung ương đang đối mặt trong cuộc họp tại Jakarta lần này có khả năng bác bỏ quan điểm “lạm phát là nhất thời” mà họ công bố vào tháng 10 năm rồi tại Washington.
Cú sốc giá
G-20 đang đối mặt với lạm phát gia tăng do chi phí năng lượng.
Cuộc họp gấp rút diễn ra sau khi Mỹ cung cấp các dữ liệu cho thấy giá tiêu dùng tăng với tốc độ nhanh nhất trong 40 năm, và dự đoán về việc Fed sẽ thắt chặt trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết. Ngay cả khu vực đồng euro vốn ôn hòa trước đây cũng đã thay đổi xu hướng, trong khi ở Argentina và Thổ Nhĩ Kỳ, cả hai thành viên thuộc G-20, lạm phát hiện đang ở mức gần 50%.
Tuy nhiên, cú sốc giá toàn cầu không ảnh hưởng đồng nhất đến cả nhóm. Áp lực giá mà Nhật Bản và Trung Quốc phải chịu đang có dấu hiệu thuyên giảm.
Cuộc họp phản ánh việc các quốc gia phải đối mặt với một vấn đề còn nghiêm trọng hơn cả đại dịch, mặc cho chủng Omicron vẫn đang hoành hành.
Ở Anh, lạm phát có thể tăng tốc trở lại và giá thành sản xuất tại Mỹ có thể được điều tiết. Về mặt tiền tệ, Cục Dự trữ Liên bang sẽ công bố các biên bản quyết định và chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu sẽ đàm đạo lại với các nhà lập pháp.
Mỹ
Các nhà đầu tư vào tuần tới sẽ nhận được sự trợ giúp sau khi chính phủ công bố số liệu về giá sản xuất. Các nhà kinh tế dự báo rằng trên cơ sở hàng năm, thước đo giá trả cho các nhà sản xuất tăng với tốc độ vừa phải hơn.
Tuần trước, chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ đã tăng 7,5%, mức cao nhất trong 4 thập kỷ. Chủ tịch Fed, ông Jerome Powell, đã sẵn sàng nâng lãi suất vào tháng 3.
Châu Á
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản có những động thái để ngăn giá tăng. Nền kinh tế lớn thứ ba thế giới công bố các số liệu tăng trưởng, cho thấy nền kinh tế đang phục hồi mạnh mẽ. Trong khi đó, lạm phát của Nhật Bản dự kiến đã chậm lại trong tháng Giêng.
Ngân hàng Dự trữ Úc có thể tăng lãi suất vào cuối năm nay. Dữ liệu thị trường lao động hôm thứ Năm cũng khả quan hơn, nhưng các hạn chế do đại dịch đã tác động không nhỏ đến con số này.
Số liệu về lao động ngoại quốc của Hàn Quốc sẽ được Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc Lee Ju Yeol xem xét kỹ lưỡng trước cuộc họp chính sách cuối cùng vào cuối tháng.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc sẽ công bố kết quả hoạt động thanh khoản hàng tháng cũng như dữ liệu lạm phát mới nhất.
Châu Âu, Trung Đông, Châu Phi
Lạm phát của Vương quốc Anh trong tháng Giêng có khả năng đã tăng thêm một bậc nữa trên đường lên mức đỉnh, được Ngân hàng Trung ương Anh dự đoán là trên 7%. Trong khi các nhà kinh tế học lại có phạm vi dự đoán rộng hơn, giao động từ 5,1% đến 6%.
Cú chuyển lớn
Thị trường đang dự đoán rằng lãi suất của Ngân hàng Anh (BOE) sẽ tăng hơn 25 điểm cơ bản vào tháng 5.
Trong khi đó, tại khu vực đồng euro, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB), bà Christine Lagarde, kỳ vọng về việc tăng lãi suất và bà đã nhiều lần nhấn mạnh rằng việc thắt chặt sẽ diễn ra từ từ trong năm nay.
Tại Ba Lan và Cộng hòa Séc, dữ liệu lạm phát cho thấy tốc độ tăng lên tới 10%. Các nhà hoạch định chính sách ở Praha dự báo sẽ có nhiều đợt tăng lãi suất hơn nếu tốc độ vượt ngưỡng trên.
Lạm phát ở Thổ Nhĩ Kỳ đạt gần 50% trong tháng Giêng, cao hơn gấp ba lần tỷ lệ chuẩn. Tuy nhiên, ngân hàng trung ương dự kiến sẽ giữ nguyên các chính sách hiện hành.
Tại Israel, có thể giá cả sẽ tăng trên 3% lần đầu tiên trong hơn một thập kỷ, điều này có thể khiến ngân hàng trung ương thắt chặt hơn.
Namibia có thể tăng tỷ giá cơ bản thêm 25 điểm để bảo vệ tỷ giá đồng tiền của mình với quốc gia láng giềng Nam Phi và đảm bảo nền kinh tế của họ không bỏ lỡ các nhà đầu tư nước ngoài đang tìm kiếm lợi suất cao hơn.
Châu Mỹ Latinh
Khởi đầu tuần lễ, các ngân hàng trung ương của Brazil và Chile lần lượt đăng các cuộc khảo sát theo dõi chặt chẽ của các nhà kinh tế và thương nhân.
Cơ quan thống kê của Colombia cũng báo cáo một loạt dữ liệu tháng 12, bao gồm sản xuất công nghiệp, doanh số bán lẻ, sản xuất và thương mại.
Sự phục hồi lớn
Colombia năm 2021 dự báo GDP sẽ tăng 9,7%, tiếp theo là tăng 5% vào năm 2022.
Sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ nhưng không đồng đều ở Colombia đã đẩy sản lượng lên trên mức trước đại dịch. Bộ Tài chính dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 là 9,7%, tốc độ nhanh nhất trong nhiều thập kỷ, tiếp theo là tăng 5% vào năm 2022. Argentina cũng đã công bố số liệu lạm phát của quốc gia và Buenos Aires trong tháng Giêng, trong khi Peru công bố hoạt động kinh tế tháng 12 cùng với các số liệu thị trường lao động ở Lima, thủ đô của quốc gia.
Mỹ Latinh đang mạnh tay thắt chặt.
Đầu tuần, ngân hàng trung ương Uruguay đã báo hiệu đợt tăng lãi suất liên tiếp thứ hai, lên 75 điểm cơ bản, đẩy lãi suất cơ bản lên 7,25%. Cuộc khảo sát hàng tháng đối với các nhà kinh tế của ngân hàng trung ương Colombia sẽ chỉ ra tác động của lạm phát vẫn đang gia tăng trong năm 2022 và 2023.
Có thể bạn quan tâm:
Nhiều quốc gia mở cửa du lịch, suy nghĩ về đại dịch đã thay đổi?
Nguồn Bloomberg