Khi lạm phát gia tăng ở các nền kinh tế lớn, các thị trường mới nổi phải đối mặt với chi phí đi vay cao hơn và phải trả giá cho phản ứng đại dịch của họ. Ảnh: AP.

 
Mai Nam Thứ Hai | 07/06/2021 16:49

Các nền kinh tế đang phát triển bị đe dọa bởi lạm phát của Mỹ

Các nhà đầu tư yêu cầu lợi suất trái phiếu cao hơn, đặt ra thách thức tái cấp vốn cho các quốc gia mắc nợ.

Theo Financial Times, khi các nhà hoạch định chính sách trên khắp các quốc gia đang phát triển chiến đấu với sự lây lan dai dẳng của COVID-19, họ cũng phải đối mặt với mối đe dọa kinh tế của lạm phát.

Tốc độ tăng giá leo thang ở các nền kinh tế lớn, đặc biệt là Mỹ, đang thúc đẩy kỳ vọng tăng lãi suất của các nhà đầu tư. Điều đó đẩy lợi suất trái phiếu lên cao, khiến các quốc gia khác phải bán nợ đắt hơn khi người mua yêu cầu lợi nhuận cao hơn.

Các đợt tăng giá đột biến ở nhiều nền kinh tế lớn đang khiến các nhà đầu tư và các ngân hàng trung ương lo ngại. Ảnh: Bloomberg.
Các đợt tăng giá đột biến ở nhiều nền kinh tế lớn đang khiến các nhà đầu tư và các ngân hàng trung ương lo ngại. Ảnh: Bloomberg.

Về mặt tích cực, đây là sự khởi đầu của sự phục hồi toàn cầu. Nhưng nó cũng trở thành một mối đe dọa: chi phí đi vay sẽ lên mức cao ở các nước như Nam Phi và Brazil, khiến nền tài chính công vốn đã bấp bênh của họ rơi vào tình trạng hỗn loạn.

Nhà kinh tế hàng đầu về các thị trường mới nổi Tatiana Lysenko tại S&P Global Ratings cho biết: “Các nền kinh tế mới nổi nên lo lắng về lạm phát của Mỹ hơn là về lạm phát của chính họ”.

Bà Tatiana Lysenko nói, không chỉ lạm phát và lợi suất tăng ở Mỹ đã đẩy chi phí đi vay ở các nước đang phát triển lên cao. Rủi ro lớn hơn là nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng trước các nền kinh tế mới nổi, gây ra dòng tiền chảy ra từ cổ phiếu và trái phiếu của họ và cuối cùng là sự suy yếu của tiền tệ.

Trong khi các nước giàu có thể vay trong thời kỳ đại dịch với lãi suất rất thấp, nhiều nước đang phát triển đã phải đối mặt với chi phí tài chính cao hơn nhiều. Dữ liệu từ S&P cho thấy chi phí tái cấp vốn cho 15 trong số 18 nền kinh tế phát triển lớn nhất đã giảm xuống dưới mức chi phí vay trung bình của họ hơn 1%.

Điều tương tự cũng xảy ra đối với các nước đang phát triển. Ai Cập phải tái cấp vốn cho khoản nợ tương đương 38% tổng sản phẩm quốc nội trong năm nay. Quốc gia này đang phải trả tỉ lệ trung bình là 12,1%, cao hơn chi phí trung bình là 11,8%, theo S&P. Ghana đang trả 15%, so với mức trung bình 11,5%.

Sự nguy hiểm không chỉ nằm ở tỉ lệ tái cấp vốn rất cao. Brazil đã tái cấp vốn với tỉ lệ trung bình 4,7% trong năm nay, thấp hơn chi phí trung bình của khoản nợ hiện có. Nhưng nước này đã làm như vậy bằng cách bán trái phiếu phải được hoàn trả nhanh hơn so với trước đây.

Điều này giải phóng công việc của những năm Brazil bán nợ lãi suất cố định và có thời hạn dài hơn để làm cho nền tài chính của họ bền vững hơn. Năm ngoái, thời gian đáo hạn trung bình của khoản nợ mới là 2 năm, giảm so với mức 5 năm vào năm 2019.

Brazil cần tái cấp vốn cho khoản nợ tương đương 13% GDP trong năm nay. Tỉ lệ này thấp hơn so với các quốc gia nhỏ hơn, nhưng tổng cộng lại lớn hơn và nó có thể bị ảnh hưởng bởi tỉ lệ tăng hoặc phục hồi chậm hơn dự kiến.

Ngân hàng trung ương Brazil đã tăng 2 lần lãi suất trong năm nay với nỗ lực dập tắt áp lực giá cả sau khi lạm phát vượt quá mức mục tiêu từ 2,25 đến 5,25%. Cuối tháng này, lãi suất cơ bản là 5,5% vào cuối năm, tăng từ mức thấp kỷ lục 2% vào tháng 3.

Các ngân hàng trung ương không có lựa chọn nào khác ngoài việc tăng lãi suất. Ảnh: Central Banks.
Các ngân hàng trung ương không có lựa chọn nào khác ngoài việc tăng lãi suất. Ảnh: Central Banks.

Theo chuyên gia William Jackson của Capital Economics, Brazil là một minh chứng rõ ràng về việc lạm phát và lợi suất tăng là mối đe dọa đối với tính bền vững của nợ. “Nó đã làm căng thẳng tài chính công, lạm phát gia tăng và một ngân hàng trung ương đang tăng lãi suất, làm tăng chi phí dịch vụ nợ”, ông William Jackson cho biết.

Nam Phi cũng nằm trong nhóm này, cùng với Ai Cập và những nước khác có nhu cầu tái cấp vốn lớn.

Brazil, Nam Phi và Ấn Độ đều phụ thuộc nhiều vào các nhà cho vay trong nước hơn là các ngân hàng nước ngoài. Điều đó khiến họ ít bị tổn thương hơn trước các dòng vốn chảy ra ngoài so với thời kỳ khủng hoảng nợ cuối thế kỷ 20.

Đặc biệt, Ấn Độ đã chuyển sang hệ thống ngân hàng trong nước để phát hành trái phiếu chuẩn kỳ hạn 10 năm với lãi suất giới hạn khoảng 6%. Nước này cũng đã vay với các kỳ hạn ngắn hơn trong thời kỳ đại dịch. Mặc dù, yêu cầu tái cấp vốn thấp trong năm nay chỉ bằng 3,3% GDP,  khiến nước này ít bị tổn thương hơn khi lãi suất tăng.

Tuy nhiên, Phó chủ tịch nhóm rủi ro có chủ quyền tại Moody's Investors Service - ông William Foster nói rằng: các vấn đề tài chính của Ấn Độ khiến nước này phụ thuộc vào nợ hơn là nguồn thu của chính phủ để tài trợ cho ứng phó với đại dịch.

Chi phí tài chính tăng: lãi suất tái cấp vốn trung bình năm 2021. Ảnh: S&P Global Ratings.
Chi phí tài chính tăng: lãi suất tái cấp vốn trung bình năm 2021. Ảnh: S&P Global Ratings.

Ông William Foster nói: “Ấn Độ thâm hụt tài chính lớn và có lượng nợ rất cao. Điều quan trọng nhất đối với tính bền vững của nợ là đạt được tốc độ tăng trưởng trung hạn cao hơn, thông qua các cải cách và các biện pháp khác để thu hút đầu tư tư nhân mà chúng ta chưa từng thấy trong nhiều năm”.

Có thể bạn quan tâm:

Mỹ công bố kế hoạch chia sẻ 25 triệu liều vaccine COVID-19 đầu tiên