Đại lộ số 5 vắng bóng xe cộ khi mọi người ở nhà để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19 tại thành phố New York, Mỹ. Nguồn ảnh: CNBC.
Các khu mua sắm hào nhoáng của Mỹ biến thành "thị trấn ma"
Giá thuê mặt bằng giảm nghiêm trọng
Theo CNBC, đại dịch COVID-19 đưa du lịch vào tình trạng bế tắc tạm thời, khiến người tiêu dùng chỉ sinh hoạt tại nhà và khiến hàng triệu người mất việc, các khu bán lẻ đắt đỏ nhất của Mỹ mất khách thuê. Theo đó, giá thuê mặt bằng cũng rơi tự do.
Những áp lực từ cuộc khủng hoảng COVID-19 đang tác động đến các khu mua sắm ở Mỹ, có thể kể đến vài cái tên như Đại lộ Michigan, Khu Las Vegas và Rodeo Drive ở Los Angeles.
Các nhà phân tích dự đoán, thay đổi đang diễn ra trong toàn bộ thị trường bán lẻ ở thành phố New York, đóng vai trò là một chỉ số hàng đầu về những gì mà những thay đổi lớn hơn sẽ xảy ra ở các thành phố lớn khác.
Ông Naveen Jaggi, Chủ tịch của công ty dịch vụ bất động sản thương mại Mỹ JLL cho biết: “Những gì từng được coi là một khối xa xỉ ở bất kỳ thành phố lớn nào ở Mỹ không còn là xa xỉ nữa”.
Một số thay đổi này đã được định hình trước cuộc khủng hoảng COVID-19. Cụ thể, nhà sản xuất túi xách cao cấp Valentino đang bị loại ra khỏi hợp đồng thuê trên Đại lộ số 5 ở Manhattan, trong khi chuỗi cửa hàng sang trọng Neiman Marcus bị phá sản cũng đã đóng cửa trên Đại lộ Worth ở Palm Beach.
Theo báo cáo từ công ty dịch vụ bất động sản thương mại CBRE, giá thuê trung bình quý II dọc theo 16 hành lang bán lẻ lớn ở Manhattan giảm xuống còn 688 USD/foot vuông.
Đây là quý thứ 10 giá thuê giảm liên tiếp. Sự sụt giảm kỷ lục này đánh dấu lần đầu tiên kể từ năm 2011 với mức giá xuống dưới 700 USD/foot vuông, giảm 11,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo CBRE, giá thuê mặt bằng trên phố Prince trong khu SoHo giảm nghiêm trọng nhất, giảm 37,5% so với năm trước. Giá thuê giảm xuống còn 437 USD/foot vuông so với mức 699 USD/foot vuông trước đây. Đây là lần đầu tiên giá thuê giảm xuống dưới 500 USD kể từ năm 2014.
Giá thuê bán lẻ đắt nhất ở New York là ở Quận Plaza dọc theo Đại lộ số 5, chạy từ Phố 49 đến Phố 59, nơi đây tự hào có các cửa hàng bán lẻ từ Tiffany đến Gucci đến Cartier. Giá thuê khu vực này giữ ổn định ở mức 3.000 USD/foot vuông trong quý II, giảm 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng vẫn không thay đổi so với quý trước.
Báo cáo của công ty dịch vụ bất động sản thương mại CBRE cho thấy, số lượng tầng trệt sẵn sàng cho thuê trong các hành lang bán lẻ thuộc khu Manhattan 16 đạt kỷ lục là 235, vượt qua mức cao trước đó là 230 thiết lập vào năm 2013.
Bà Nicole LaRusso, Giám đốc Nghiên cứu của CBRE cho biết, việc sửa chữa liên tục các tài sản xa xỉ là một yếu tố quan trọng trong việc giảm giá thuê trung bình. Bà Nicole LaRusso cho rằng: “Giá thuê trung bình sẽ tiếp tục giảm trong suốt phần còn lại của năm”.
Công nhân sửa chữa cửa hàng Coach trên Đại lộ Michigan ở Chicago, Mỹ. Nguồn ảnh: Bloomberg. |
Nhiều sự lựa chọn thay thế cho việc mua sắm
Theo nhà xã hội học Terry Clark của Đại học Chicago, các trung tâm thương mại trở thành "cỗ máy giải trí" thực sự, với một loạt nhà hàng, quán bar, quán cà phê, câu lạc bộ và các địa điểm khác phục vụ cho cư dân đô thị và ngoại ô tìm kiếm một cái gì đó mới mẻ và khác biệt.
Chính vì thế, một yếu tố khác ảnh hưởng đến tình trạng vắng vẻ của những khu mua sắm là do có quá ít người dành buổi chiều của họ để ra ngoài mua sắm, đặc biệt là khách du lịch. Theo báo cáo từ Boston Consulting Group, doanh số bán hàng xa xỉ toàn cầu dự báo giảm khoảng 29% trong năm 2020 trong bối cảnh du lịch sụt giảm.
Tuy nhiên, áp lực đối với giá thuê bán lẻ ở New York vốn đang diễn ra ở các khu vực khác của Mỹ, xuất phát từ nhiều nguồn. Nguyên nhân này vượt ra ngoài cả du lịch nước ngoài và trong nước.
Một số nhà bán lẻ hoàn toàn ngừng trả tiền thuê nhà cho chủ nhà trong đại dịch, một số trường hợp dẫn đến kiện tụng. Chẳng hạn như chủ sở hữu trung tâm thương mại Simon Property Group đang kiện Gap vì không thanh toán hóa đơn. Nhiều nhà bán lẻ cũng sử dụng đại dịch như một cơ hội để đàm phán lại hợp đồng thuê và yêu cầu các điều kiện giao dịch tốt hơn, bởi họ biết rằng nhiều chủ sở hữu tài sản đang tuyệt vọng để làm đầy không gian.
Việc cung cấp không gian bán lẻ ở Mỹ đang ngày càng vượt xa về nhu cầu mua sắm tại các cửa hàng đó. Triết lý cũ của việc sử dụng Đại lộ số 5 như một mưu đồ tiếp thị là điều cần xem xét trong những năm 90 và vào những năm 2000, nhưng giờ đây điều này không còn là vấn đề nữa. Lợi nhuận của 4 bức tường sẽ thúc đẩy mọi quyết định của nhà bán lẻ. Và điều này đã bị cuốn trôi trước cơn lũ COVID-19, doanh số không phải là mức các nhà bán lẻ mong đợi.
Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được tình hình của các khu mua sắm này trong thời gian dài, ngay cả với những người thuê nhà bỏ trốn và tiền thuê nhà giảm.
Ông Jeffrey Roseman, đối tác sáng lập của bộ phận bán lẻ của Công ty Newmark Knight Frank (NKF) có trụ sở tại New York cho rằng: “Sự kết hợp sẽ thay đổi. Hồ sơ sẽ thay đổi”. Tuy nhiên, khách du lịch sẽ quay trở lại, một khi họ đến Los Angeles, họ sẽ đến Rodeo Drive. Bởi lẽ, đây là điều bất cứ ai cũng phải làm.
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng vắng vẻ của những khu mua sắm là do có quá ít người dành buổi chiều của họ để ra ngoài mua sắm, đặc biệt là khách du lịch. Ảnh: NYT. |
Vì lẽ đó, đây có thể chỉ là một số trong những thị trường mất nhiều thời gian để phục hồi hơn so với bán lẻ ở vùng ngoại ô. Nguyên nhân là do nhiều người tiêu dùng đang tìm cách mua sắm gần nhà hơn trong đại dịch so với trung tâm thành phố.
Các nhà nghiên cứu tại Harvard theo dõi chi tiêu của người tiêu dùng cũng phát hiện ra rằng, mức tiêu thụ của các hộ gia đình có thu nhập cao vẫn còn thấp hơn nhiều so với mức trước COVID-19. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến các nhà bán lẻ hàng xa xỉ.
Ông Jeff Gennette, Giám đốc Điều hành Macy và chuỗi cửa hàng bách hóa cao cấp Bloomingdale cho rằng, việc tìm đến các cửa hàng Macy về cơ bản là đã biến mất. Các cửa hàng nhỏ hơn ở các cộng đồng nông thôn phục hồi nhanh hơn các cửa hàng tại các trung tâm mua sắm đô thị.
Tuy nhiên, ông Jeffrey Roseman khẳng định: “Ngay bây giờ, chúng tôi đang ở chế độ sinh tồn. Nhưng khi mọi thứ quay trở lại, nó vẫn sẽ như vậy. Trên thế giới chỉ có một Đại lộ số 5”.
Có thể bạn quan tâm:
► Lạm phát không còn là vấn đề lớn nhất đối với nền kinh tế thế giới