Thứ Tư | 22/08/2012 14:32

Các kế hoạch kích thích của Trung Quốc có thật sự có hiệu quả?

Các biện pháp kích thích tập trung vào đầu tư của Trung Quốc có thể giúp tăng tốc kinh tế trong ngắn hạn, nhưng tiềm ẩn rủi ro tương lai.
a

Thiên Tân, một thành phố cảng lớn vùng Đông Bắc Trung Quốc vừa thông báo kế hoạch đầu tư 1.500 tỷ nhân dân tệ (236 tỷ USD) để kích thích tăng trưởng hôm 21/8. Kế hoạch này kéo dài 4 năm và nhằm vào 10 ngành công kiệp từ hóa dầu tới cảng biển.

Thông báo này nối tiếp nhiều gói kích thích tương tự ở các đô thị lớn của Trung Quốc như Trùng Khánh và Quảng Đông, với giá trị lần lượt 1.500 tỷ nhân dân tệ và 1.000 tỷ nhân dân tệ. Vài tuần gần đây, các thành phố khác của Trung Quốc gồm Vũ Hán, Ninh Ba và Quý Châu cũng tiết lộ các gói kích thích, theo truyền thông nước này.

Điều này thể hiện lo ngại của chính phủ Trung Quốc về kinh tế tăng trưởng chậm lại, cũng như niềm tin về vai trò của đầu tư định hướng chính phủ mới với tạo việc làm đáp ứng làn sóng di dân ra đô thị của nước này. Kinh tế Trung Quốc chỉ tăng trưởng 7,6% trong quý II, thấp nhất từ khủng hoảng toàn cầu năm 2008.

Nhà kinh tế của Nomura Zhiwei Zhang cho rằng chi tiêu kích thích kinh tế có thể đẩy tốc độ tăng trưởng Trung Quốc. Ông Zhang cũng cho rằng chuyển giao quyền lực 10 năm 1 lần trong chính quyền trung ương Trung Quốc, cũng như những thay đổi lãnh đạo cấp địa phương nhiều khả năng khiến Trung Quốc nghiêng về các biện pháp kích thích mới hơn.

Tuy nhiên, không phải ai cũng nghĩ vậy.

aq
Hôm nay, Standard & Poor's cũng ra báo cáo chỉ ra chi tiêu công có thể tăng tốc độ tăng trưởng trong ngắn hạn, tuy nhiên nó có thể mang lại lợi ích cho Trung Quốc hay không vẫn chưa thể biết được.

Hãng xếp hạng nhấn mạnh tính hiệu quả một số dự án, cho rằng đầu tư lãng phí có thể mang lại tác động xấu trong tương lai, làm nghiêm trọng hơn tác động của vòng nới lỏng, khiến tình hình tài chính của chính phủ và các ngân hàng thương mại xấu đi. Điều này có thể làm cho chi phí cấp vốn khắp kinh tế Trung Quốc tăng trong tương lai.

Một lo ngại nữa, là gói nới lỏng mới có thể không giúp Trung Quốc nhiều trong việc tái cân bằng mô hình tăng trưởng, vốn đang dựa chủ yếu vào xuất khẩu và các dự án đầu tư mà kênh cấp vốn phần lớn thông qua các doanh nghiệp quốc doanh, S&P cho biết.

Trong giai đoạn 2008-2010, kinh tế Trung Quốc phụ thuộc nhiều hơn vào các doanh nghiệp quốc doanh, và sự phụ thuộc này có thể còn tăng nữa nếu có gói kích thích mới. Điều này ảnh hưởng tới đóng góp của thu nhập hộ gia đình vào GDP và làm giảm nhẹ vai trò tiêu dùng nội địa với kinh tế.

Nguồn Marketwatch/ Khampha


Sự kiện