Các quốc gia nơi phát triển hoặc sản xuất các mũi tiêm đã ưu tiên tiêm chủng cho người dân của họ hơn là xuất khẩu các liều vaccine sang nơi khác. Ảnh: IANS.

 
Phùng Mỹ Thứ Tư | 31/03/2021 15:33

Các đột biến có thể khiến vaccine COVID-19 hiện tại không còn hiệu quả

Tỉ lệ bao phủ vaccine thấp liên tục ở nhiều quốc gia sẽ khiến các đột biến kháng thuốc xuất hiện nhiều hơn.

Đột biến khiến vaccine mất tác dụng

Theo CNBC, các đột biến của virus Corona có thể khiến các loại vaccine hiện tại mất tác dụng trong vòng 1 năm.

Đột biến là một sự thay đổi trong cấu trúc di truyền của virus trong khi một biến thể là virus có một tập hợp các đột biến làm thay đổi cách nó hoạt động. Ảnh: ST.
Đột biến là một sự thay đổi trong cấu trúc di truyền của virus trong khi một biến thể là virus có một tập hợp các đột biến làm thay đổi cách nó hoạt động. Ảnh: ST.

Cuộc khảo sát với 77 chuyên gia dịch tễ học, virus học và chuyên gia bệnh truyền nhiễm từ một số học viện hàng đầu thế giới trên 28 quốc gia cho thấy gần 1/3 các chuyên gia đưa ra khung thời gian là 9 tháng hoặc ít hơn. Trong khi đó, ít hơn 1/8 chuyên gia cho biết: các đột biến sẽ không bao giờ khiến các loại vaccine hiện tại mất tác dụng.

2/3 số chuyên gia nghĩ rằng chúng ta đã có “một năm hoặc ít hơn trước khi virus đột biến đến mức phần lớn vaccine thế hệ đầu tiên không còn hiệu quả và cần phải có vaccine mới”.

Cuộc khảo sát được thực hiện bởi Liên minh Vaccine Nhân dân - một liên minh gồm hơn 50 tổ chức bao gồm Liên minh Châu Phi, Oxfam và UNAIDS - công bố hôm 31.3, nhằm tiếp cận bình đẳng trên toàn cầu đối với vaccine COVID-19.

Đa số các chuyên gia (chiếm 88%) cho rằng: Tỉ lệ bao phủ vaccine thấp liên tục ở nhiều quốc gia sẽ khiến các đột biến kháng thuốc xuất hiện nhiều hơn. Theo Liên minh Vaccine Nhân dân, với tốc độ hiện tại của các chương trình tiêm chủng toàn cầu, chỉ 10% người dân ở đa số các nước nghèo có khả năng được tiêm phòng trong năm tới. 

Tiêm vaccine COVID-19 cho công chúng tại một trung tâm tiêm chủng hàng loạt của Aneurin Bevan Health Trust ở Newbridge, Wales vào ngày 14.3.2021. Ảnh: CNBC.
Tiêm vaccine COVID-19 cho công chúng tại một trung tâm tiêm chủng hàng loạt của Aneurin Bevan Health Trust ở Newbridge, Wales vào ngày 14.3.2021. Ảnh: CNBC.

Một số vaccine COVID-19 đã được phát triển, thử nghiệm và cấp phép sử dụng khẩn cấp trong năm qua. Hiện, 3 loại vaccine Moderna, Pfizer và BioNTech, AstraZeneca và Đại học Oxford đang sử dụng ở phương Tây, được sản xuất chủ yếu ở Mỹ, Anh hoặc EU, trong khi Trung Quốc và Nga đã phát triển vaccine của riêng họ.

Thời gian là điều cốt yếu khi nói đến việc tiêm chủng. Bởi lẽ, đại dịch đã khiến hơn 127 triệu người nhiễm COVID-19 trên toàn thế giới và hơn 2,7 triệu người tử vong. Mỹ, Brazil, Ấn Độ, Pháp, Nga và Anh bị ảnh hưởng nặng nề nhất, theo dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins.

 

Sự lây lan của nhiều biến thể dễ lây nhiễm hơn của virus (trong một số trường hợp, có khả năng gây tử vong cao hơn) vào nửa cuối năm 2020 đã khiến cuộc chạy đua tiêm chủng cho càng nhiều người càng tốt trở thành một sự kiện rất đáng lo ngại. Các nhà phát triển vaccine đang phát triển các mũi tiêm tăng cường để đối phó với các biến thể của COVID-19, khi chúng đã trở nên chiếm ưu thế hơn, đặc biệt là những biến thể lần đầu tiên được phát hiện ở Anh, Nam Phi và Brazil.

Mũi tiêm của Đại học Oxford-AstraZeneca được ca ngợi là “người thay đổi cuộc chơi” đối với việc tiêm chủng toàn cầu vì nó rẻ hơn. Do việc sản xuất, lưu trữ và vận chuyển vaccine này dễ dàng hơn so với các vaccine của Moderna và Pfizer. Mặc dù, vaccine này đã vấp phải nhiều trở ngại làm tổn hại đến niềm tin của công chúng. Tuy nhiên, một lượng lớn dữ liệu lâm sàng cho thấy nó an toàn và hiệu quả trong việc ngăn ngừa các ca nhiễm COVID-19, giảm thiểu việc nhập viện và tử vong.

AstraZeneca sẽ cung cấp quyền truy cập vào vaccine của mình mà không có lợi nhuận trong “thời gian của đại dịch”. Họ đã cam kết cung cấp vaccine trên cơ sở phi lợi nhuận vĩnh viễn cho các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.

Vaccine sẽ đi đến đâu

Các quốc gia nơi phát triển hoặc sản xuất các mũi tiêm đã ưu tiên tiêm chủng cho người dân của họ hơn là xuất khẩu các liều vaccine sang nơi khác.

Sản xuất vaccine theo khu vực và liều lượng xuất khẩu. Ảnh: Airfinity.
Sản xuất vaccine theo khu vực và liều lượng xuất khẩu. Ảnh: Airfinity.

Việc phân phối vaccine đã trở thành một nguồn gây căng thẳng gia tăng, ngay cả với những nước đã tiếp cận với hàng triệu liều vaccine, chẳng hạng như EU và Anh. Mặc dù, cả hai bên đều cho biết sẽ làm việc hướng tới một giải pháp “đôi bên cùng có lợi” về nguồn cung vaccine.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã kêu gọi các quốc gia giàu có bị cáo buộc “dự trữ” vaccine để tăng liều cho sáng kiến Covax, nhằm mục đích phân phối vaccine một cách công bằng cho các quốc gia nghèo hơn. Bởi lẽ, các quốc gia nghèo đang nhanh chóng bị tụt hậu trong cuộc chạy đua bảo vệ dân số của họ. Vào tháng 1, WHO cho biết: thế giới đang đứng trên bờ vực của một “sự thất bại thảm hại về đạo đức” do việc triển khai vaccine không công bằng.

Cuộc khảo sát của Liên minh Vaccine Nhân dân cho thấy: gần 3/4 trong số những người được hỏi, bao gồm các chuyên gia từ Đại học Johns Hopkins, Yale, Đại học Imperial, Trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London, Đại học Cambridge và Đại học Cape Town, nói rằng: chia sẻ cởi mở công nghệ và sở hữu trí tuệ có thể làm tăng tỉ lệ bao phủ vaccine trên toàn cầu.

Liên minh Vaccine Nhân dân đang kêu gọi “dỡ bỏ độc quyền dược phẩm và chia sẻ công nghệ để khẩn trương tăng cường cung cấp vaccine”.

Có thể bạn quan tâm:

Ấn Độ sẽ hạn chế xuất khẩu vaccine COVID, nhiều quốc gia trên thế giới sẽ ảnh hưởng