Hơn 85 công ty bán dẫn nước ngoài, trong đó có Intel và Nvidia, hiện đang tiến hành công việc thiết kế tại Bangalore. Ảnh: Getty Images.
Các công ty toàn cầu đang tuyển dụng lao động Ấn Độ nhiều hơn bao giờ hết
Lululemon, một nhà sản xuất trang phục tập yoga của Canada, không có nhiều điểm chung với Rolls-Royce, một nhà sản xuất động cơ của Anh. Riêng có một điều họ chia sẻ, cùng với nhiều công ty nước ngoài khác, là không gian trong Khu thương mại Embassy Manyata rộng lớn ở Bangalore. Hàng trăm công ty khác, trong đó có Maersk, công ty vận tải biển của Đan Mạch; Samsung, một gã khổng lồ về điện tử của Hàn Quốc, và Wells Fargo, một ngân hàng Mỹ, đều có văn phòng cách đó vài dặm. Nhiều văn phòng hơn nữa có thể được tìm thấy ở các thành phố bao gồm Chennai, Pune và Hyderabad.
Giờ đây các công ty nước ngoài đã bắt đầu nghĩ lớn hơn về các loại công việc văn phòng có thể được thực hiện bởi những người lao động giá rẻ nhưng được trình độ cao của Ấn Độ. Nhiều nước đã thành lập “các trung tâm năng lực toàn cầu” (GCC) để thực hiện các nhiệm vụ ở nước ngoài từ phân tích dữ liệu đến nghiên cứu và phát triển (R&D), giúp thúc đẩy làn sóng tăng trưởng mới dựa trên dịch vụ cho Ấn Độ.
Gần đây hơn, các công nghệ như điện toán đám mây và hội nghị truyền hình đã khiến việc khai thác lực lượng lao động trí tuệ khổng lồ của Ấn Độ trở nên bớt cồng kềnh hơn. Sau khi học được cách giám sát nhân viên từ xa trong đại dịch COVID-19, nhiều công ty giờ đây sẽ cân nhắc xem liệu một số vị trí việc làm có thể được thực hiện từ xa hơn hay không.
Tất cả những điều đó giúp giải thích tại sao số lượng GCC hoạt động ở Ấn Độ đã tăng vọt từ 700 năm 2010 lên 1.580 vào năm ngoái, theo Nasscom, một cơ quan trong ngành. Hiện nay, gần như mỗi tuần có một trung tâm mới mở cửa, 2/5 trong số đó nằm trong và xung quanh thành phố Bangalore. Nasscom ước tính, GCC của Ấn Độ đã tạo ra tổng doanh thu 46 tỉ USD vào năm ngoái.
Số liệu này đôi khi còn thấp hơn thực tế, vì nhiều công ty đa quốc gia không báo cáo về GCC của họ. Wizmatic, một công ty tư vấn có trụ sở tại Pune, cho rằng doanh thu của GCC Ấn Độ có thể lên tới 120 tỉ USD, số tiền tương đương khoảng 3,5% GDP của đất nước.
Wizmatic tính toán, công ty này sử dụng khoảng 3,2 triệu công nhân. Nhiều sinh viên tốt nghiệp Ấn Độ chớp lấy cơ hội làm việc tại một GCC. Sinh viên được các công ty gia công khổng lồ của nước này thuê thường kiếm được ít hơn 10.000 USD/năm. Chuyển sang GCC, họ có thể tăng gấp ba con số đó. Hầu hết các công ty nước ngoài thành lập các văn phòng này cũng đổ xô xây dựng các tòa nhà cao cấp với quán cà phê và các tiện nghi khác. Lululemon cung cấp cho nhân viên Ấn Độ không gian và thời gian để tập thể dục, một đặc quyền không phổ biến ở nơi làm việc ở Ấn Độ.
Hoạt động của GCC ngày càng đa dạng. Nhân viên của Lululemon ở Ấn Độ nghiên cứu dữ liệu bán hàng và yêu cầu các chi nhánh ở Dubai dự trữ nhiều màu vàng tươi, hồng và xanh lá cây, còn các chi nhánh ở New York dự trữ nhiều màu đen và xám hơn. Mặc dù thiết kế được thực hiện ở Canada nhưng GCC của công ty lại tham gia vào mọi việc từ định giá đến quản lý chuỗi cung ứng. Đội ngũ của Wells Fargo ở Bangalore, Chennai và Hyderabad hỗ trợ hoạt động của ngân hàng trong các lĩnh vực từ cho vay đến quản lý danh mục đầu tư.
Hơn 85 công ty bán dẫn nước ngoài, trong đó có Intel và Nvidia, hiện đang tiến hành công việc thiết kế tại Bangalore. Những gã khổng lồ công nghệ như Alphabet, Amazon và Microsoft cũng có các trung tâm R&D trong thành phố, cũng như Boeing, một nhà sản xuất máy bay và Walmart, một gã khổng lồ bán lẻ. Mercedes-Benz, một nhà sản xuất ô tô của Đức, tuyển dụng gần 6.000 công nhân tại trung tâm R&D ở Bangalore, đây là trung tâm lớn nhất của hãng này bên ngoài nước Đức. Trong bốn năm qua, đội ngũ của họ ở Ấn Độ đã tạo ra được 32 bằng sáng chế.
Căng thẳng địa chính trị ngày càng gia tăng với phương Tây khiến Trung Quốc, đối thủ chính của Ấn Độ về hoạt động R&D chi phí thấp, đã mất đi phần nào sức hấp dẫn của mình.
Vào ngày 16/5, có thông tin cho rằng, Microsoft đã yêu cầu hàng trăm nhân viên làm việc trong lĩnh vực công nghệ tiên tiến như máy học và điện toán đám mây trong nước chuyển địa điểm làm việc.
Tất cả những điều này đã giúp thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ của Ấn Độ, đạt 338 tỉ USD vào năm ngoái, tương đương gần 10% GDP, tăng từ mức 53 tỉ USD vào năm 2005, theo ngân hàng Goldman Sachs. Nước này hiện chiếm 4,6% xuất khẩu dịch vụ toàn cầu, tăng từ khoảng 2% vào năm 2005. Ngược lại, xuất khẩu hàng hóa của Ấn Độ chỉ chiếm 1,8% tổng xuất khẩu toàn cầu, tăng từ 1% vào năm 2005.
Chính phủ Ấn Độ đang cố gắng nghiêng sự cân bằng đó sang sản xuất, bằng cách hiện đại hóa cơ sở hạ tầng của đất nước và trợ cấp cho các công ty nước ngoài sản xuất ở đó. Rất nhiều quốc gia khác đang cạnh tranh để giành lấy danh hiệu công xưởng của thế giới của Trung Quốc. Tuy nhiên, không nước nào có cơ hội tốt như Ấn Độ trong việc trở thành văn phòng thế giới.
Có thể bạn quan tâm:
Có hơn 60 triệu căn nhà không bán được tại Trung Quốc
Nguồn The Economist