Thứ Tư | 29/08/2012 20:48

Các công ty Nhật đẩy mạnh đầu tư nước ngoài

Theo dữ liệu từ Japan External Trade, nhiều khả năng đầu tư nước ngoài năm 2012 của Nhật Bản sẽ lập kỷ lục mới.
Đồng yên mạnh, cùng nhu cầu nội địa giảm, khiến nhiều công ty Nhật tìm tới khách hàng thông qua sản xuất ở nước ngoài hơn là xuất khẩu. Năm ngoái, đầu tư trực tiếp nước ngoài ròng của Nhật tăng gấp đôi lên 116 tỷ USD sau hàng loạt những vụ mua lại và sáp nhập lớn, các cơ sở sản xuất lớn, cũng như đại tu các thiết bị có sẵn. Mức đầu tư này gần đạt mức kỷ lục lập năm 2007.

Đầy tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản (đơn vị: tỷ USD)
Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản
(đơn vị: tỷ USD)

Tuy nhiên sự chuyển dịch đầu tư ra nước ngoài này cũng gây ra những hệ quả cho kinh tế Nhật Bản khi các công việc sản xuất trong nước bị mất đi. Ví dụ nhà sản xuất băng cát xét nổi tiếng TDK hiện đang lên kế hoạch đóng cửa 6 nhà máy ở tỉnh Akita miền Tây Bắc Nhật Bản, một trong những nơi có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất nước này.

Hơn 40 năm sau khi lần đầu tiên chuyển cơ sở sản xuất sang Đài Loan, hiện tại 84% hoạt động sản xuất của TDK ở nước ngoài, gần trùng với doanh số nước ngoài của công ty, đa phần thông qua hệ thống các nhà máy ở Trung Quốc đại lục.

Với một số ngành, đầu tư ở bên ngoài là sự lựa chọn khôn ngoan hơn. Tại công ty hóa chất Kuraray là một ví dụ. Năm ngoái, hơn 1 nửa trong số 369 tỷ yên doanh thu công ty năm tài khóa trước là ở Nhật Bản. Tuy nhiên, khoảng 4/5 trong tổng 240 tỷ yên chi phí vốn 3 năm qua của công ty lại ở nước ngoài. Kenichi Abe, giám đốc kế hoạch của Kurraray cho biết điều này dễ hiểu khi công ty muốn mở rộng ở nơi đâu có thị trường.

Tuy nhiên, một số ngành đang chống lại xu hướng này, ví dụ, với ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản đang cố gắng bảo vệ các trung tâm sản xuất lớn ở Nagoya. Các ngành sản xuất dụng cụ chính xác, các thiết bị vận chuyển, gốm sứ, sản xuất trong nước vẫn khá ổn định.

Ngoài nguyên nhân từ đồng yên mạnh, một yếu tố quan trọng hơn là sản xuất ở nước ngoài cho phép tiếp cận với nguồn nguyên liệu thô dễ dàng hơn, giảm chi phí vận chuyển, cũng như chi phí điện và nhân công rẻ, ông Abe cho biết. Chi phí điện thấp hơn Nhật, cũng như nguồn cung chất etylen đảm bảo, khiến Kuraray chọn Texas, Mỹ là địa điểm nhà máy sản xuất chất dẻo dùng trong các màn hình LCD và phụ gia giấy mới của mình.

Thuế doanh nghiệp thấp hơn, nhiều hiệp định tự do thương mại hơn, cũng như tiền tệ yếu có thể giúp Nhật Bản đảo ngược xu hướng này, thu hút đầu tư, Kyoji Fukao, một giáo sư tại Hitotsubashi University nhận định. Tuy nhiên điều này không dễ dàng.

Khảo sát gần đây của Japan Bank for International Co-operation chỉ ra lượng kỷ lục tới 87% nhà sản xuất hoạt động ở nước ngoài cho biết muốn mở rộng hoạt động trong 3 năm tới. Chỉ hơn 25% cho biết họ muốn xây dựng nhà máy ở Nhật Bản.

Nguồn FT/Khampha


Sự kiện