Nikkei

 
Mạnh Đức Thứ Tư | 28/03/2018 15:31

Các công ty may mặc của Nhật tháo chạy khỏi Trung Quốc vì lương tăng

Thay vào đó, các công ty này muốn gia tăng sản xuất tại các thị trường Đông Nam Á.

Một số nhà sản xuất, như nhà bán lẻ quần áo Adastria, đang chuyển hướng sản xuất sang Đông Nam Á, nơi mà chi phí sản xuất thấp hơn đáng kể. Lượng nhân công trẻ sẵn sàng làm việc ở Trung Quốc đang giảm xuống, đồng thời nền kinh tế số 2 thế giới cũng đang thắt chặt các quy định về môi trường khiến cho việc sản xuất tại Đại lục trở nên khó khăn hơn

Adastria, công ty quản lý các cửa hiệu cho các thương hiệu như Global Work và Lowrys Farm, chủ yếu tập trung tại các trung tâm mua sắm, nói rằng chi phí nhân công tăng lên ở Trung Quốc đang thu hẹp lợi nhuận. Bằng cách hợp tác chặt chẽ với các nhà máy đối tác ở Đông Nam Á, công ty hy vọng cắt giảm chi phí bằng cách tăng mua nguyên liệu tại các nước trên đồng thời duy trì chất lượng sản phẩm.

Bằng việc trở thành đối tác của các nhà sản xuất bao gồm nhà sản xuất vải Trung Quốc, Adastria đã thiết lập được một hệ thống sản xuất tích hợp ở Đông Nam Á nhằm xử lý mọi thứ từ việc mua nguyên liệu đến may. Đầu năm nay, họ bắt đầu mua sắm sợi ở Việt Nam, Thái Lan và Indonesia. Cộng ty có kế hoạch bán hàng loạt các sản phẩm may mặc được sản xuất theo hệ thống tích hợp tại Đông Nam Á ngay mùa thu và mùa đông sắp tới.

Hiện công ty sản xuất 80% sản lượng tại Trung Quốc, nhưng Adastria muốn tăng gấp đôi tỷ lệ sản xuất tại  Đông Nam Á lên 30% trong hai hoặc ba năm.

Cac cong ty may mac cua Nhat thao chay khoi Trung Quoc vi luong tang
 

Hầu hết nguyên liệu sử dụng trong sản xuất của công ty ở Đông Nam Á đều được mua từ Trung Quốc, và Đông Nam Á chỉ chiếm 10%. Công ty muốn tăng con số này đến 20% trong vòng hai hoặc ba năm, giảm thời gian và chi phí cần thiết cho vận tải.

Công ty, với 1.275 cửa hàng trên khắp Nhật Bản tính đến hết tháng 2, dự kiến ​​lợi nhuận từ hoạt động của tập đoàn là 5 tỷ yen (47 triệu USD) cho năm tài chính kết thúc tháng  2.2018, giảm 66% so với năm trước. Adastria giải thích sự suy giảm này một phần do chi phí mua hàng tăng lên.

Các công ty may mặc khác của Nhật Bản như Matsuoka, chuyên cung cấp các sản phẩm cho chuỗi cửa hàng Uniqlo của Fast Retailing đang mở rộng sản xuất tại Myanmar. Sản phẩm thương hiệu GU, anh em của Uniqlo, được sản xuất chủ yếu ở Campuchia, nơi mà chi phí lao động thấp hơn đáng kể so với Trung Quốc.

Nguồn Nikkei