Thứ Hai | 09/07/2012 09:31
Các bộ trưởng châu Âu họp bàn đối phó khủng hoảng
Hôm nay 9/7, các Bộ trưởng tài chính châu Âu sẽ họp bàn xây dựng các biện pháp đã thông qua vào tháng trước để đối phó cuộc khủng hoảng nợ eurozone.
Trong cuộc họp lần này, các Bộ trưởng Tài chính châu Âu sẽ phải chịu nhiều sức ép từ gói cứu trợ dành cho các ngân hàng Tây Ban Nha, phê chuẩn đầy đủ Cơ chế Bình ổn châu Âu (ESM), việc Chính phủ Hy Lạp xin gia hạn thời gian giảm thâm hụt ngân sách và việc Cộng hòa Síp yêu cầu Liên minh châu Âu (EU) chia sẻ gánh nặng tài chính.
Trong đó, sức ép lớn nhất là giải quyết vấn đề các ngân hàng đang gặp khó khăn của Tây Ban Nha phải đợi tới năm 2013 mới nhận được cứu trợ trực tiếp từ quỹ cứu trợ mới của châu Âu ESM. Kết quả là, chi phí đi vay dài hạn của Tây Ban Nha tăng trở lại mức đáng báo động 7%, tỷ lệ đã buộc Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha phải tìm kiếm các gói cứu trợ khổng lồ từ EU và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).
Về mặt nguyên tắc, EMS trị giá 500 tỷ euro, bắt đầu hoạt động từ tháng 7 này, nhưng trên thực tế cơ chế này cần thêm vài tháng nữa để hoàn thiện. Trong khi đó, Đức - chủ nợ chính theo đường lối cứng rắn tiếp tục áp đặt các điều kiện khó khăn đối với các thỏa thuận cho vay.
Không những thế, Chính phủ mới của Hy Lạp xin gia hạn thêm 2 năm nhằm giảm thâm hụt ngân sách để đạt được các mục tiêu tài chính, giảm bớt áp lực của suy thoái kinh tế kéo dài năm thứ 5 liên tiếp.
Cộng hòa Síp, hiện giữ chức Chủ tịch luân phiên EU, cũng yêu cầu EU và Nga chia sẻ gánh nặng tài chính nhằm giúp nước này vực dậy hệ thống ngân hàng đang rơi vào tình trạng khốn đốn do các ảnh hưởng tiêu cực từ Hy Lạp.
Trước những sức ép này, các Bộ trưởng tài chính khu vực đồng euro buộc phải nỗ lực nhiều hơn nữa để đạt được những quyết định quan trọng và thực thi có hiệu quả các biện pháp đã thông qua trong Hội nghị thượng đỉnh diễn ra ngày 28-29/6 vừa qua.
Trong đó, sức ép lớn nhất là giải quyết vấn đề các ngân hàng đang gặp khó khăn của Tây Ban Nha phải đợi tới năm 2013 mới nhận được cứu trợ trực tiếp từ quỹ cứu trợ mới của châu Âu ESM. Kết quả là, chi phí đi vay dài hạn của Tây Ban Nha tăng trở lại mức đáng báo động 7%, tỷ lệ đã buộc Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha phải tìm kiếm các gói cứu trợ khổng lồ từ EU và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).
Về mặt nguyên tắc, EMS trị giá 500 tỷ euro, bắt đầu hoạt động từ tháng 7 này, nhưng trên thực tế cơ chế này cần thêm vài tháng nữa để hoàn thiện. Trong khi đó, Đức - chủ nợ chính theo đường lối cứng rắn tiếp tục áp đặt các điều kiện khó khăn đối với các thỏa thuận cho vay.
Không những thế, Chính phủ mới của Hy Lạp xin gia hạn thêm 2 năm nhằm giảm thâm hụt ngân sách để đạt được các mục tiêu tài chính, giảm bớt áp lực của suy thoái kinh tế kéo dài năm thứ 5 liên tiếp.
Cộng hòa Síp, hiện giữ chức Chủ tịch luân phiên EU, cũng yêu cầu EU và Nga chia sẻ gánh nặng tài chính nhằm giúp nước này vực dậy hệ thống ngân hàng đang rơi vào tình trạng khốn đốn do các ảnh hưởng tiêu cực từ Hy Lạp.
Trước những sức ép này, các Bộ trưởng tài chính khu vực đồng euro buộc phải nỗ lực nhiều hơn nữa để đạt được những quyết định quan trọng và thực thi có hiệu quả các biện pháp đã thông qua trong Hội nghị thượng đỉnh diễn ra ngày 28-29/6 vừa qua.
Nguồn AFP/DVT