Cá ngừ nhiễm phóng xạ Fukushima xuất hiện ở bờ biển Mỹ
Trước đó, người ta cũng phát hiện những loài cá nhỏ hơn và sinh vật phù du có mức độ phóng xạ tăng cao ở biển Nhật Bản sau trận động đất 9 độ richte gây ra sóng thần làm hư hỏng nặng lò phản ứng hạt nhân của Fukushima.
Nhưng các nhà khoa học không mong đợi bụi phóng xạ tồn tại trong các loại cá lớn vì cho rằng cá lớn đó có thể chuyển hóa và loại bỏ các chất nhiễm phóng xạ.
Bằng các nghiên cứu chi tiết, các nhà khoa học khẳng định "Fukushima là nguồn gốc" của mức độ phóng xạ cao này. Cá ngừ vây xanh hấp thụ phóng xạ cesi trong khi bơi lội trong vùng nước ô nhiễm và ăn nhuyễn thể và mực ống nhiễm phóng xạ. Một lượng phóng xạ được loại bỏ thông qua trao đổi chất khi chúng lớn, nhưng quá trình này vẫn không thể hoàn toàn đẩy hết phóng xạ ra.
Các nhà khoa học cũng rất ngạc nhiên khi bơi qua một quãng đường dài như vậy mà các hạt phóng xạ vẫn còn. Do đó, họ dự định theo dõi các loài di cư khác như rùa biển, cá mập và chim biển.
Là một trong những loài cá lớn và nhanh nhất, cá ngừ Thái Bình Dương có thể lớn tới 10 feet và nặng hơn 1.000 pound. Chúng đẻ trứng ngoài khơi biển Nhật Bản và bơi về California và Baja California, Mexico.
Nguồn Journaltimes/ DVT