Buôn lậu chuối và nhu cầu cải cách ở Tunisia
Ở Tunisia, chuối có giá thậm chí cao hơn 30% ở Anh và theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, chuối là 1 trong 10 loại hàng hóa buôn lậu nhiều nhất ở quốc gia này, chủ yếu từ Algera và Libya.
Mặc dù cả 3 nước Algeria, Libya và Tunisia đều không tự trồng và sản xuất được chuối, tuy nhiên, ở Tunisia, mức thuế đánh vào nhập khẩu chuối lên tới 36% và chỉ có một số ít công ty được cấp phép nhập khẩu loại hoa quả này.
Mặc dù Tusinia đã có những bước tiến đáng kể về chính trị trong năm nay với việc đang trong giai đoạn chuyển đổi sang nền dân chủ, các vấn đề về kinh tế đã từng là nguyên nhân chính cho “cuộc cách mạng hoa nhài” năm 2010-11 ở quốc gia này vẫn còn hiện hữu.
Đã 4 năm sau cuộc cách mạng này, mức thuế nhập khẩu chuối vẫn giữ nguyên và trên thị trường hiện nay tràn ngập chuối nhập khẩu.
Thương mại qua biên giới bất hợp pháp đang là một vấn đề đau đầu với Chính phủ Tusinia.
Ngân hàng Thế giới ước tính rằng trong năm 2013, thương mại không chính thức có giá trị khoảng 1,2 tỷ USD, tương đương 2,2% GDP của Tunisia.
Thực tế này đã cho thấy một nhu cầu cải cách kinh tế bức thiết ở Tunisia khi mà chế độ độc tài cũ vẫn còn hiện hữu, kéo nền kinh tế đi xuống.
Nhu cầu cải cách bức thiết
Một ví dụ điển hình cho sự tồn tại của mô hình chế độ độc tài cũ là nhập khẩu cà phê vẫn được đặt dưới những quy định và mức thuế chặt chẽ, làm cho giá hạt cà phê đắt gấp đôi ở Anh.
Một vài nhà máy chế biến cà phê trong nước được miễn thuế. Tuy nhiên, hầu hết cà phê nhập khẩu đều bị đánh thuế nặng nề.
Noussair, quản lý một quán cà phê ở ngoại ô Tunis cho rằng, quán của anh sẽ đạt được nhiều thành công hơn nếu giá cà phê cạnh tranh hơn. “Phải có cạnh tranh thị chất lượng mới được nâng lên và giá cả hạ xuống”.
Đây là một vấn đề mà rất nhiều doanh nhân ở Tunisia phải đối mặt, đó chính là một hệ thống không khuyến khích cạnh tranh và tăng trưởng.
Chuyên gia kinh tế về Tunisia của Ngân hàng Thế giới, Jean-Luc Bernasconi, cho biết các quy định, thủ tục và các rào cản đang ngăn cản đầu tư vào rất nhiều lĩnh vực, bao gồm cả từ các nhà đầu tư quốc tế. Hơn một nửa nền kinh tế Tunisia hiện đang đóng cửa với đầu tư mới - hậu quả của chế độ độc tài kéo dài. Hệ thống và những đặc quyền của chế độ độc tài kể từ khi giành độc lập khỏi Pháp vẫn không hề thay đổi.
Rất nhiều người Tunisia đã phàn nàn về việc chi phí sinh hoạt ngày càng tăng cao và các cơ hội kinh tế ngày càng khan hiếm, nền kinh tế đình tệ.
Tăng tưởng không đủ để tạo đủ việc làm cho số người tốt nghiệp đại học và trong năm nay, đầu tư nước ngoài đã giảm 25%.
Alia Mahmoud, Giám đốc trung tâm sáng tạo của Microsoft ở Tunisia cho biết, trong hàng chục năm nay, không hề có ưu đãi để khuyến khích mọi người cố gắng hơn và làm việc chăm chỉ hơn. Tham nhũng đã cướp đi tiềm năng của các doanh nghiệp.
Cách quản lý độc tài hiện vẫn đang ảnh hưởng tất cả các lĩnh vực, tuy nhiên, trong lĩnh vực ngân hàng là nhận thấy rõ ràng nhất và những sai lầm trong quản lý đang kéo cả nền kinh tế đi xuống. Trong đó, các ngân hàng công chính là những “cánh tay tài chính” của các bè phái ở đây, chuyên gia của World Bank cho biết.
Chính những sai lầm trong quản lý cũng đã dẫn đến tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng công lên tới 2,4 tỷ USD. Thanh lọc hệ thống tài chính là một công việc cấp bách và vô cùng cần thiết. Một khảo sát được tiến hành bởi Pew Research cho thấy, 88% người dân Tunisia cho rằng tình hình kinh tế đang rất tồi tệ.
Thủ tướng Mehdi Jomaa sau những thay đổi về chính trị, cần phải tiến hành ngay những thay đổi hệ thống kinh tế. Nếu không thành công, nền dân chủ sẽ không thể đạt được.
Ông Jomaa cũng biết rằng thuyết phục những người đang được hưởng những đặc quyền từ chế độ trước từ bỏ những đặc quyền này là một công việc vô cùng khó khăn. “Tuy nhiên, đó là vì lợi ích của quốc gia”.
Và một trong những ưu tiên chính là phải cải cách lĩnh vực tài chính. Ông Jomaa cho biết: “Đừng sợ cải cách. Chúng ta cần phải thành thật rằng trong vòng 2-3 năm nữa sẽ vô cùng khó khăn".
Nguồn Thời báo Tài chính