Bước tiến mới của thị trường vốn Đông Nam Á
Theo thỏa thuận vừa ký trên, các nhà quản lý quỹ Malaysia, Thái Lan và Singapore có thể cung cấp dịch vụ đầu tư trực tiếp cho những nhà đầu tư cá nhân, nhỏ lẻ của nhau. Thỏa thuận còn đảm bảo cả 3 nước sẽ tạo điều kiện hỗ trợ các mô hình chương trình đầu tư tập thể được phát triển rộng rãi xuyên biên giới. Như vậy, những nhà quản lý quỹ địa phương có thể mở rộng hoạt động và ngược lại cũng phải đối mặt với thách thức trực tiếp từ các nhà đầu tư ở hai nước kia. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra sự thuận lợi cho dòng vốn lưu chuyển giữa Malaysia - Thái Lan - Singapore.
Về lâu dài, thỏa thuận trên còn là tiền đề hình thành hiệp định khung về chương trình đầu tư tập thể (CIS) cho khu vực ASEAN để tiến tới thống nhất thị trường vốn. Hình thành hiệp định khung CIS cho ASEAN là một sáng kiến bởi Diễn đàn thị trường vốn ASEAN, tất cả nhằm đạt mục tiêu thiết lập một nền kinh tế tích hợp cho cả khối. Vì thế, thỏa thuận giữa Malaysia - Thái Lan - Singapore có thể cũng sớm được nhân rộng ra cho các thành viên khác trong ASEAN. Từ đó, Đông Nam Á có thêm ưu thế về lưu chuyển tự do dòng vốn để thu hút các nhà đầu tư quốc tế. The Star dẫn lời ông Datuk Ranjit Ajit Singh, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Malaysia, cho biết: "Điều này phù hợp với mục tiêu thúc đẩy dòng vốn xuyên biên giới trong khu vực và xây dựng hình ảnh thương hiệu ASEAN như một tài sản".
Tuy nhiên, các thành viên của khối cũng sẽ đối mặt với thách thức không nhỏ nếu chưa hoàn thiện môi trường đầu tư để cạnh tranh với các thị trường khác.
Malaysia hoàn thành 80% |
Nguồn Thanh niên